SRM là gì? Tổng hợp toàn bộ thông tin mới nhất về SRM Coin
28 Tháng Tư 2022
SRM là gì? Tại sao dự án này lại nhận được sự quan tâm nhiệt tình từ cộng đồng Crypto đến vậy? Trong bài viết dưới đây, bePAY sẽ tổng hợp lại toàn bộ thông tin mới nhất về đồng tiền ảo này để bạn có thể hiểu rõ hơn về chức năng, quá trình phát triển và cơ chế hoạt động của chúng.
SRM là gì?
SRM – SERUM, được biết đến là một nền tảng và sàn giao dịch phi tập trung (DEX) xây dựng trên Solana Blockchain. Serum được tạo ra với mục đích đem đến hệ sinh thái DeFi mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.
Được xây dựng trên Blockchain Solana, SRM giúp giải quyết các lỗ hổng đang tồn tại trong không gian DeFi như:
- Phi tập trung 100%: Những dự án DeFi khác có thể lấy dự án từ các oracle phi tập trung, không phụ thuộc vào một nền tảng cụ thể nào.
- Cải thiện tốc độ và chi phí: Nền tảng Blockchain Solana sẽ giúp Serum có tốc độ xử lý giao dịch nhanh với chi phí cực rẻ.
- Order Books: Dựa trên Solana, Serum cho ra mắt Serum DEX với những tính năng phi tập trung và tự động hóa AMM của mình, đồng thời cho phép người dùng sử dụng limit order.
- Stablecoin: Một mô hình stable coin không phụ thuộc vào bất kì một ngân hàng nào đó là SerumBTC và SerumUSDa.
- Cross-chain Swaps: SRM DEX cũng là nền tảng hỗ trợ user thực hiện công việc trao đổi dữ liệu. Crypto giữa các bên một cách linh hoạt mà không cần tới sự can thiệp của bên thứ 3.
SRM là gì?
Khái niệm Serum DEX là gì?
Serum DEX là sàn giao dịch phi tập trung được SRM xây dựng dựa trên nền tảng Solana. Tại Serum DEX người dùng có thể trao đổi những giao dịch dựa vào giao thức chuỗi chéo cross-chain giữa các Blockchain khác nhau. Điểm đặc biệt của sàn giao dịch này là được kế thừa các tính năng từ AMM và cho phép bạn có thể thoải mái đặt các lệnh limit một cách vô cùng thuận tiện.
Khái niệm về DEX của dự án Serum
>> Xem thêm: Sàn DEX là gì? Top 3 sàn DEX uy tín nhất hiện nay
SERUM có cơ chế hoạt động như thế nào?
SERUM là một mạng lưới đem đến cơ hội giao dịch mới cho các trader. Vì được xây dựng trên chuỗi khối Solana, nền tảng này sẽ thừa hưởng tốc độ xử lý mạnh mẽ bất ngờ với mức phí giao dịch ưu đãi. Những tính năng chính của mạng lưới này đó là:
Tính năng Order Books
Đối với các mô hình truyền thống, sổ lệnh và khớp lệnh sẽ cùng tới từ một trung tâm. Còn đối với SERUM, quy trình này được xử lý tự động hóa và quyết định bởi chính người thực hiện giao dịch, không cần qua bất cứ bên thứ 3 nào.
Các mô hình tạo lập tự động AMM, người mua bán sẽ dựa vào nhóm thanh khoản để xử lý giao dịch của mình. Nhưng với SERUM toàn bộ quyền kiểm soát sẽ do người dùng quyết định
Khi đó, người dùng sẽ tự đưa ra mức giá mà họ mong muốn mua/bán tài sản. Bên cạnh đó là việc tùy chọn khối lượng tài sản giao dịch trong một lần. Phí giao dịch trên nền tảng này sẽ được trả bằng serum coin.
Cơ chế hoạt động của tính năng Order Books
Tình năng Cross Chain Swaps
SERUM xây dựng tính năng hoán đổi chéo (Cross Chain Swaps). Đây là tính năng giúp bất kỳ user nào cũng có thể thực hiện giao dịch trên nhiều nền tảng khác nhau. Ví dụ như: Khi thực hiện giao dịch với một bên gửi mã ETH đến Smart Contract để làm tài sản thế chấp. Trong trường hợp đổi một token để lấy một token khác thì cả hai bên người nhận và người gửi đều sẽ nhận lại tài sản thế chấp ETH.
Nếu có xảy ra tranh chấp, hợp đồng thông minh sẽ lập tức loại tài sản thế chấp và đưa ra đánh giá bên đúng, bên sai thông qua việc kiểm tra dữ liệu trên Blockchain. Sau đó, hệ thống sẽ gửi lại tài sản cho bên thực hiện đúng điều khoản của hợp đồng.
Không chỉ gửi lại tài sản thế chấp, Smart Contract còn đi kèm những phần thưởng nhỏ để khuyến khích hành động tốt của người dùng.
>> Xem thêm: Khám phá Cross Chain – Giải pháp tối ưu Blockchain
Thông tin về SRM Coin
Tiếp theo đây là một vài thông tin về SRM Coin – đơn vị tiền tệ trên nền tảng SERUM bao gồm khái niệm Serum coin, phân bổ token và ứng dụng của SRM coin sẽ giúp bạn dễ dàng đưa ra quyết định trong việc đầu tư hơn.
SRM coin là gì?
Serum Coin hay SRM token là một đơn vị tiền tệ được hình thành trên nền tảng SERUM. Cộng đồng Crypto vẫn luôn gọi mã thông báo này là SRM Coin. Tuy nhiên, đây chưa được coi là cách gọi chính xác bởi đồng tiền điện tử SRM mới chỉ là một dạng token dự án, chưa được sử dụng để thanh toán phí giao dịch trên sàn giao dịch.
SRM coin
Để có thể chính thức vận hành một nút, tham gia các thực trên mạng lưới của SERUM, bạn phải sở hữu tối thiểu 10 triệu SRM token. Đồng thời mỗi nút phải có một MegaSerum.
Nếu không muốn vận hành nút nhưng vẫn mong nhận thưởng đặt cược, bạn có thể uỷ quyền mã thông báo cho người vận hành nút. Khi đó, số token bạn nhận thưởng sẽ theo tỷ lệ đóng góp uỷ quyền.
Thông tin cơ bản về SRM Token
Một số thông tin cơ bản về SRM Token đó là:
- Tên Token: Serum token.
- Ký hiệu: SRM.
- Nền tảng: Solana blockchain.
- Tổng cung: 10,000,000,000 token
Sự phân bổ của SRM Coin
Tổng số lượng SRM Token mà đội ngũ phát triển tung ra là 10 tỷ token được chia thành 5 phần với tỷ lệ như sau:
- 2,7 tỷ Serum token được dành cho đối tác và quỹ cộng tác viên.
- 2,7 tỷ Serum token cho quỹ khuyến khích của hệ sinh thái.
- 2,3 tỷ Serum token cho người dùng đóng góp vào dự án.
- 2 tỷ Serum token dành cho đội ngũ phát triển và cố vấn.
- 0,3 tỷ Serum token dành cho công đoạn Sale và đấu giá.
Sự phân bổ của đồng SRM
Đội ngũ phát triển dự án Serum
Serum là dự án thuộc quyền quản lý và phát triển của Serum Foundation, là một nhóm chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực điện tử, trading và tài chính phi tập trung.
Serum DEX cũng có thể được xem là sản phẩm của sàn FTX – một sàn giao dịch phát sinh dành cho tiền điện tử. Cùng với đó là những nhà cố vấn cho dự án đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc phát triển công nghệ Blockchain. Những gương mặt nổi bật phải kể đến đó là:
- Sam Bankman Fried: CEO dự án – Ông đã tốt nghiệp chuyên ngành toán của đại học MIT, đồng thời cũng là người đứng đầu của Alameda Research, một công ty kinh doanh tiền điện tử thành công và sàn FTX
- Robert Leshner: Ông là Founder của dự án Compound Labs.
- Calvin Liu: Strategy Lead – Người đưa ra các chiến lược vận hành cho dự án SERUM.
- Sebastian Conybeare: Kỹ sư phần mềm của toàn bộ dự án.
Đội phát triển dự án SRM
SRM token Roadmap
Roadmap của đồng Serum được chia ra rõ ràng làm 3 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1:
- Hoàn thành phiên bản SPL và ERC-20 của Serum coin và được niêm yết trên các sàn giao dịch.
- On-chain DEX trên Serum
Giai đoạn 2
- Xây dựng Solana Cross-chain.
- Vận hành hệ sinh thái wallet.
- Xây dựng thị trường riêng.
- Vận hành các hệ sinh thái GUI.
- Tài trợ các dự án
Giai đoạn 3
- Mở rộng lĩnh vực vay, cho vay và yield.
- Xây dựng nhiều hệ thống cross-chain hơn.
- Xây dựng các dự án trên nền tảng Serum.
- AMMs.
- Chức năng giao dịch ký quỹ, hợp đồng.
- Token và sàn giao dịch hỗ trợ SPL.
- Phát triển khối lượng giao dịch và TVL.
Giai đoạn 3 của dự án
Qua bài viết trên chắc hẳn bạn đã có lời giải đáp cho câu hỏi “SRM là gì?” cũng như nắm được những thông tin cơ bản về dự án và đồng tiền điện tử Serum
Theo đánh giá từ các chuyên gia, đây là một trong những dự án khá tiềm năng trong tương lai. Bạn có thể tham khảo thêm những thông tin về dự án tại các blog, diễn đàn để đưa ra quyết định của mình trước khi thực hiện đầu tư. Đừng quên theo dõi bePAY để cập nhật thêm nhiều thông tin về các dự án tiền điện tử nhé!
FAQ
Giao dịch đồng điện tử SRM ở đâu?
Đồng điện tử SRM hiện nay đã có niêm yết tại một số sàn giao dịch lớn như:
- Binance
- Uniswap
- Sushiswap
Lưu trữ đồng tiền SRM ở đâu?
SRM là đồng tiền điện tử khởi chạy trên hai nền tảng là Solana và Ethereum. Do đó, đồng tiền này thích hợp với khá nhiều ứng dụng ví, điển hình như:
- Coin98 Wallet
- Trust Wallet
- Sollet Wallet
Tổng hợp thông tin về REQ token và nền tảng Request
04 Tháng Tám 2022BTC Dominance là gì? Cách sử dụng BTC Dominance để đầu tư hiệu quả
02 Tháng Ba 2022ICX coin là gì? 3 thông tin cần biết về ICX coin trước khi đầu tư
12 Tháng Ba 2022Solstarter là gì? Từ A-Z về dự án Solstarter và tiền ảo SOS (2023)
15 Tháng Hai 2023Bitconnect là gì? Thực hư chuyện sàn Bitconnect sập (2022)
10 Tháng Tám 2022DeFi 2.0 – Tiềm năng với nhà đầu tư nhạy bén
21 Tháng Tư 2022ETM là gì? Toàn tập về đồng ETM (2022)
23 Tháng Bảy 2022SuperFarm là gì? Tất tần tật về nền tảng Cross-Chain NFT
22 Tháng Một 2022Slippage là gì? Cách tránh trượt giá trong giao dịch Crypto (2022)
03 Tháng Ba 2022Market Maker là gì? Top 4 Market Maker hàng đầu hiện nay
28 Tháng Hai 2023