[MỚI] Spot Market là gì? Sự khác biệt giữa Spot Market và Futures Market
08 Tháng Chín 2022
“Spot Market” là một thuật ngữ không còn xa lạ đối với các nhà giao dịch lâu năm nhưng sẽ khá mới mẻ đối với những nhà đầu tư F0. Vậy Spot Market là gì? Spot Market có điểm gì khác biệt so với Futures Market? Hãy cùng bePAY tìm hiểu nhé.
Spot Market là gì?
Spot Market còn được gọi với rất nhiều cái tên như thị trường giao ngay hay thị trường vật chất (Physical market) và thị trường tiền mặt (Cash market). Trong Spot Market, tài sản kỹ thuật số sẽ được trao đổi ngay lập tức hoặc mua đi bán lại trong khoảng thời gian ngắn.
Các thị trường hàng hóa, thị trường chứng khoán và thị trường tiền tệ trong giới tài chính đều là những ví dụ điển hình của Spot Market. Trong đó, thị trường tiền tệ (Forex) là thị trường giao ngay lớn nhất toàn cầu. Các giao dịch trên Spot Market được thanh toán bằng tiền mặt theo giá được niêm yết trên thị trường.
Cách Spot Market vận hành
Trong thị trường Spot Market sẽ có 2 mức giá quy định đó là Spot Price (giá giao ngay) và Spot Rate (tỷ giá giao ngay). Cơ chế vận hành của Spot Market có thể được hiểu như sau:
- Quy trình chuyển giao tài sản được thực hiện ngay lập tức hoặc trong vòng 2 ngày sau (T+2)
- Bước thanh toán tương tự cũng được thực hiện ngay lập tức hoặc trong vòng 2 ngày sau đó (T+2)
Tuy nhiên, hoạt động mua bán và thanh toán trên thị trường giao ngay diễn ra gần như tức thì. Chỉ có rất ít trường hợp giao dịch thanh toán mất đến 2 ngày làm việc.
Cách thức hoạt động của Spot Market trái ngược hoàn toàn với thị trường hợp đồng tương lai (Futures Market) và hợp đồng kỳ hạn (Forward Market) khi bên mua và bên bán sẽ giao dịch ở mức giá dự kiến trong tương lai. Cùng với đó là việc chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa, tiền tệ cũng được diễn ra ở tương lai. Hợp đồng dù được thực hiện trong ngày hôm nay nhưng việc thanh toán sẽ diễn ra ở tương lai. Cụ thể Spot Market và Futures Market khác nhau như thế nào, hãy cùng bePAY khám phá ở những phần sau nhé.
>> Xem thêm: IPFS là gì? Tương lai của IPFS trong Blockchain
Các tài sản được giao dịch trong Spot Market
Các loại tài sản được phép giao dịch trên Spot Market bao gồm: Ngoại hối, vốn chủ sở hữu, tín phiếu kho bạc, trái phiếu,… Hàng hóa hữu hình cũng được giao dịch trong thị trường giao ngay như nông sản, năng lượng, kim loại và gia súc.
Thị trường ngoại hối là một trong những thị trường giao ngay lớn nhất nhì thế giới. Doanh thu của thị trường Forex có thể giao dịch lên đến 6 nghìn tỷ đô la mỗi ngày. Thậm chí, con số này sẽ còn cao hơn nữa trong tương lai và có thể được xem là tài sản giao dịch nhiều nhất trên thế giới.
Hàng hóa phải tuân theo một tiêu chuẩn nhất định để có thể giao dịch hiệu quả trên thị trường Spot. Trong khoảng thời gian gần đây, dầu thô là mặt hàng được giao dịch nhiều nhất. Các sản phẩm công nghệ chẳng hạn như băng thông đã xuất hiện trên thị trường giao ngay dưới phân loại hàng hoá.
Ví dụ về Spot Market
Trong thị trường giao ngay có 02 định nghĩa cần nắm rõ đó là sàn giao dịch và sở giao dịch. Sàn giao dịch là nơi cung cấp số tiền và mức giá có sẵn để người dùng dễ dàng tiến vào thị trường bằng việc thực hiện các lệnh. Trong khi đó, sở giao dịch là tổ chức kết nối các nhà giao dịch để mua bán hàng hoá, quyền chọn, hợp đồng tương lai và nhiều công cụ tài chính khác.
Ví dụ phổ biến về thị trường giao ngay là NYSE – Sở giao dịch chứng khoán thành phố New York, nơi diễn ra mọi hoạt động mua bán cổ phiếu.
Sau đây là ví dụ về giao dịch cổ phiếu Spot:
Giả sử anh A muốn sở hữu 1000 cổ phiếu APPL trên sàn giao dịch Nasdaq. Khi đó anh A sẽ phải liên hệ với bên trung gian hoặc sàn giao dịch để mua cổ phiếu này ở mức giá thị trường. Giả sử giá thị trường là 130$. Việc chuyển tiền được hoàn thành ngay lập tức bởi nhà môi giới (trung gian) cho người bán với giá 130$. Lúc này, anh A sẽ có quyền sở hữu cổ phiếu khi tiền tiền được chuyển đến người bán.
Ví dụ về giao dịch ngoại tệ:
Một cửa hàng quần áo ở Anh đang có mã khuyến mãi giảm 50% dành cho khách hàng quốc tế. Để được hưởng ưu đãi này, khách hàng phải hoàn tất thanh toán trong vòng 06 ngày kể từ ngày đặt hàng.
Sau khi thông báo được đăng tải, anh B ở Mỹ đã nhìn thấy quảng cáo đó qua website. Anh đặt hàng với số tiền tổng cộng 10,000$. Tuy nhiên, để có thể thanh toán hóa đơn trên, anh B phải mua đồng Pounds và tuân theo tỷ giá hối đoái là GBP/USD là 1.1233.
Như vậy, giao dịch 10,000$ sẽ đổi được 8,900 GBP. Giao dịch được tiến hành trong 02 ngày làm việc để người mua nhận được 8,900 GBP và thanh toán cho cửa hàng ở Anh để kịp thời nhận giảm giá 50%.
Các hình thức của Spot Market
Sau khi hiểu Spot Market là gì, bây giờ chúng ta hãy cùng khám phá những hình thức của thị trường này. Thị trường giao ngay có 03 hình thức chính sau:
Sàn giao dịch giao ngay: Nơi thị trường chứng khoán hoặc hàng hóa được giao dịch. Sàn sẽ thiết lập giá dựa theo quy luật cung cầu.
Quầy giao dịch (OTC – Over The Counter): Các giao dịch OTC được thực hiện dựa trên các hợp đồng công khai và giá cả tuân theo thỏa thuận giữa hai bên. Đặc biệt, hợp đồng được chấp thuận mà không tuân theo tiêu chuẩn và hướng dẫn của sàn giao dịch.
Spot Price (Giá giao ngay): Giá hiện tại của một hàng hóa hay sản phẩm tài chính có thể được mua bán ngay lập tức. Giá giao ngay được người mua và người bán xác định bằng cách đặt lệnh mua và bán. Trong thị trường thanh khoản, Spot Price có thể thay đổi theo từng giây. Mặc dù giá giao ngay bị phụ thuộc vào thời gian và khoảng cách địa lý, nhưng nhìn chung vẫn đồng nhất trên toàn bộ thị trường tài chính. Nhờ đó mà thị trường Spot tránh được những kẻ lợi dụng chênh lệch giá.
So sánh giao dịch trong Spot Market và Futures Market
Futures Price là gì?
Trong thị trường Futures có thuật ngữ Futures Price – Giá hợp đồng tương lai. Giá này áp dụng với các giao dịch liên quan đến sản phẩm tài chính và hàng hoá, diễn ra ở thời gian cụ thể trong tương lai. Futures Price được tính bằng mức giá thị trường ngay khi giao dịch cộng thêm chi phí trước khi giao hàng. Chi phí này gồm các khoản như: chi phí bảo hiểm, lãi suất, chi phí lưu kho và một số loại phí khác.
Chi phí
Futures Price dựa trên giá thị trường hiện tại hoặc mức giá giao ngay. Ngoài ra, mức giá này cũng phụ thuộc vào sự dự đoán cung cầu của hàng hoá đó. Ví dụ khi quá trình sản xuất dầu thô bị trì hoãn kéo dài thì trong tương lai sẽ xảy ra tình trạng khan hiếm dầu thô. Việc này thúc đẩy giá dầu thô tăng lên đột biến.
Thêm vào đó, giá hợp đồng còn bao gồm chi phí phát sinh như chi phí lưu kho, chi phí bảo hiểm cho tới khi bên bán giao hàng cho bên mua. Còn đối với hợp đồng trong tương lai trên sàn OTC thì sẽ không mất phí lãi suất.
Hai khái niệm “ký quỹ” và “đòn bẩy” trong hợp đồng tương lai cũng có điểm khác so với Forex. Trên thị trường tương lai, khối lượng hàng hoá hoặc tài sản tài chính trong mỗi giao dịch đều có thể được kiểm soát.
Thời hạn giao dịch
Đối với Spot Market, các giao dịch sẽ được xảy ra gần như ngay lập tức. Spot Rate (giá giao ngay) của hàng hóa hoặc sản phẩm tài chính khi này có thể tăng giảm tùy theo nhu cầu của thị trường lúc bấy giờ.
Ngược lại, thị trường hợp đồng tương lai xác định mức giá ở một thời điểm trong tương lai nhưng lại được thoả thuận ở hiện tại. Lúc này, người mua rất hy vọng giá tăng lên theo thời gian trong khi người bán lại mong có được một mức lợi nhuận tốt sau khi giao dịch kết thúc.
Nhìn chung, giao dịch trong Spot Market không có ngày hết hạn hợp đồng. Ngược lại, giao dịch trong thị trường Futures có ngày hết hạn và được ghi rõ ràng trên hợp đồng.
Bảo đảm rủi ro
Bảo đảm rủi ro được hiểu là việc nắm giữ nhiều vị thế cùng một thời điểm để có thể bù đắp khoản lỗ cho nhau bằng lợi nhuận của một vị thế khác. Như vậy, để giảm thiểu rủi ro, các nhà đầu tư có thể dùng cách này để bảo vệ vị thế trong thị trường giao ngay bằng một vị thế trong thị trường tương lai.
Trên thực tế, nhiều nhà giao dịch dùng hợp đồng tương lai để có thể vừa bảo vệ rủi ro vừa gây bất lợi cho thị trường giao ngay. Ví dụ, bạn đưa ra dự đoán giá vàng sẽ giảm, nếu muốn bán vị thế của mình lúc này thì nên chọn bán trên thị trường tương lai. Ngược lại, nếu dự đoán giá vàng tăng nhanh, nhà đầu tư có thể mua và giữ vị thế theo thời gian.
Ưu nhược điểm của Spot Market
Ưu điểm:
- Thị trường Spot công khai rõ ràng, linh hoạt với tính thanh khoản cao.
- Dễ sử dụng và thao tác. Mọi giao dịch gần như được hoàn thành ngay lập tức.
- Thị trường Spot không yêu cầu số vốn tối thiểu nên các nhà đầu tư có số vốn nhỏ đều có thể tham gia.
- Các nhà đầu tư có thể thay đổi giao dịch hay thực hiện thỏa thuận khác nếu cảm thấy tiềm năng lợi nhuận cao.
- Áp dụng cho bất kỳ cặp tiền tệ nào trên thị trường.
- Đáp ứng nhu cầu mua bán ngoại tệ lớn của người dùng.
Nhược điểm:
- Vẫn tồn tại rủi ro, đặc biệt là các loại tài sản dễ biến động.
- Việc lập kế hoạch và tầm nhìn dài hạn trên thị trường Spot là không khả quan.
- Tỷ giá trên thị trường Spot bị ảnh hưởng bởi rủi ro phá sản.
Lưu ý: Nhà đầu tư trong thị trường Spot còn có thể gặp phải rủi ro đến từ đối tác. Ký quỹ trên thị trường Spot (tiền đặt cọc) là khoản phí trả trước với nhà môi giới. Sau khi đặt cọc mà người mua không mua và người bán không bán thì họ sẽ mất hoặc được số tiền cọc đó.
>> Xem thêm: KYC là gì? Tìm hiểu về KYC trong Crypto
Trên đây bePAY đã giải đáp cho bạn về Spot Market là gì và cung cấp cho các bạn toàn bộ thông tin cơ bản nhất về thị trường giao ngay và thị trường tương lai. Hy vọng bài viết này đã mang đến cho các bạn cái nhìn tổng quan về thị trường giao dịch hàng hóa và tiền tệ quốc tế, từ đó đưa ra chiến lược đầu tư phù hợp nhất để giảm thiểu rủi ro. Chúc bạn thành công!
FAQ
Spot Market gồm có mấy hình thức?
Thị trường giao ngay có 03 hình thức chính sau:
- Sàn giao dịch giao ngay
- Quầy giao dịch (OTC – Over The Counter)
- Spot Price (Giá giao ngay)
Điểm yếu của Spot Market là gì?
Spot Market vẫn tồn tại một số yếu điểm như:
- Các loại tài sản dễ biến động.
- Tầm nhìn dài hạn trên thị trường Spot là không khả quan.
- Tỷ giá trên thị trường bị ảnh hưởng bởi rủi ro phá sản.
- Rủi ro đối tác nếu họ không giao hàng hoặc không nhận hàng.
Xem thêm các kênh thông tin của bePAY:
Illuvium là gì? Hướng dẫn mua ILV coin trên Binance từ A đến Z
27 Tháng Một 2022CryptoBlades Kingdoms – Tựa game NFT đáng trải nghiệm nhất 2022
26 Tháng Hai 2022Sàn Coinsbit là gì? Đánh giá, hướng dẫn đăng ký tài khoản chi tiết
09 Tháng Sáu 2022KYC là gì? Tìm hiểu về KYC và KYC trong Crypto 2022
06 Tháng Năm 2022Akita Coin và tổng hợp thông tin từ A-Z về dự án
28 Tháng Tư 2022Ethereum là gì? Những điều cần biết về tiền ảo Ethereum (2022)
07 Tháng Một 2022Coin Card là gì? Những điều cần biết về dự án Cardstack
23 Tháng Tư 2022Hard fork là gì? Tại sao Blockchain cần Hard fork?
03 Tháng Sáu 2022PSG token là gì? Paris Saint-Germain Fan Token có gì đặc biệt?
10 Tháng Sáu 2022[MỚI NHẤT] Hướng dẫn chơi DeFi Warrior kiếm tiền từ A-Z
24 Tháng Tám 2022