Kiến thức

POND token là gì? Dự án Marlin Protocol có gì nổi bật?

Binh

06 Tháng Bảy 2022

Bên cạnh các dự án phát triển nền tảng Blockchain mới, những dự án tập trung vào việc cải tiến giao thức trên Chuỗi khối cũng nhận được nhiều sự quan tâm từ cộng đồng. Một ví dụ tiêu biểu là Marlin Protocol và đồng tiền mã hóa POND token. Hãy cùng bePAY tìm hiểu về dự án phát triển giao thức Marlin qua bài chia sẻ dưới đây.

Tổng quát về dự án Marlin Protocol

Định hướng của Marlin Protocol

Marlin Protocol là một dự án Crypto hướng đến việc nâng cao khả năng mở rộng, khả năng phân quyền và phục hồi ở layer (lớp) 0 trên các nền tảng Blockchain. Điều này được thực hiện với ý tưởng tối ưu hóa kiến ​​trúc mạng bên dưới các Chuỗi khối trước đây. Marlin được lấy cảm hứng từ một loài cá cùng tên và thuộc top những sinh vật nhanh nhất thế giới. Tốc độ di chuyển tối đa của cá Marlin có thể đạt 129 km/h.

Theo đó, Marlin được hứa hẹn là một giao thức mở, giúp cung cấp cơ sở hạ tầng mạng thiết yếu để tối ưu lập trình cho thế hệ web 3.0. Cùng với POND token, giao thức này sẽ mang tới tốc độ truyền tải nhanh hơn giữa các khối, các giao dịch của node (nút mạng), thợ đào cũng như người dùng tại lớp 0. Nhờ vậy, trải nghiệm sử dụng trên những ứng dụng phi tập trung (dApp) trở nên mượt mà và tiết kiệm hơn.

dinh-huong-cua-marlin-protocol

Định hướng của Marlin Protocol

Dành cho những ai chưa biết thì layer 0 là thuật ngữ nói về cấu trúc nền tảng cơ bản nhất bên dưới các Blockchains. Trong khi ấy, layer 1 của Blockchain như Bitcoin, Ethereum lại là những cơ chế đồng thuận tương ứng, như Proof of Work, Proof of Stake. Bởi vì công nghệ Blockchain hiện tại hoạt động dựa vào mạng lưới đường truyền Internet nên nhắc tới lớp 0, chúng ta sẽ đề cập đến cấu trúc kết nối vật lý của hệ thống này, bao gồm máy tính, đường truyền cáp và cơ sở hạ tầng của mạng Internet.

Việc tối ưu cho layer 0 vừa có thể nâng cao tốc độ xử lý trên Chuỗi, vừa đảm bảo tính ổn định mà không tác động đến những layer khác – phương pháp được nhiều dự án cạnh tranh với Marlin Protocol thực hiện. Đây cũng có thể xem là một điểm độc đáo và ấn tượng của Marlin.

Marlin Protocol hoạt động ra sao?

Marlin Protocol sẽ thực hiện cấu trúc lại cách thức giao tiếp của mạng Blockchain ở layer 0 (gồm mạng phân phối nội dung CDN, mạng chuyển tiếp dựa vào đám mây tập trung), kết hợp việc xây dựng một nền tảng Software Development Kit (SDK), còn được biết đến là bộ giao diện định tuyến ảo đa đường.

SDK Marlin là một nền tảng bất khả tri, sử dụng mô-đun mạng plug-and-play vốn có thể tương thích với với tất cả Blockchain hiện nay. Gồm cả Blockchain theo cơ chế đồng thuận Proof of Work (PoW), Proof of Stake (PoS) hay bất kỳ cơ chế nào khác. Đặc biệt, với SDK, chúng ta sẽ không cần tạo chuỗi hoặc hệ sinh thái mới để tạo khả năng tương tác. 

marlin-protocol-hoat-dong-ra-sao

Marlin Protocol hoạt động ra sao?

Nhờ vào quá trình vận hành sử dụng định tuyến đa đường và chỉ đạo lưu lượng động thông qua Internet công cộng, giao thức Marlin sẽ tối ưu hóa việc truyền tải dữ liệu khối, gia tăng tốc độ phân phối nội dung và cho phép các node giao tiếp nhanh hơn với lượng dữ liệu lớn hơn. 

Nhìn chung, cốt lõi của Marlin là một mạng lưới các node, được gọi là Metanodes, vận hành MarlinVM, khai thác lớp phủ tùy chỉnh và thực hiện tính toán biên. Những lớp phủ đáng chú ý có thể được tạo ra khi sử dụng MarlinVM gồm: đa hướng khối với độ trễ thấp nhằm mở rộng quy mô khối; đồng bộ hóa mempool độ trễ thấp dành cho các nhà kinh doanh chuyên nghiệp; tạo mạng ẩn danh như mixnets; vừa tối ưu hóa thiết bị vừa phản hồi bộ nhớ đệm của API dành cho Infura, Alchemy,… Từ đây, chúng sẽ chuyển tiếp giao tiếp nhờ sử dụng điều hòa đường dẫn riêng biệt, điều khiển lưu lượng động cùng các kỹ thuật định tuyến đa đường, mang đến hiệu suất vượt trội.  

Song song với quá trình cấu trúc lại layer 0, Marlin cũng nỗ lực để nâng cao hiệu năng đối với lớp 1 và lớp 2 dựa trên một số giải pháp riêng. Mục tiêu là cung cấp hiệu suất tương đồng với Web 2 trong hệ thống Web 3 mà không phải đánh đổi bằng bất kỳ nguyên lý cốt lõi về phân quyền và bảo mật nào.

>> Xem thêm: DeSpace Protocol là gì

Đội ngũ phát triển Marlin Protocol và POND token

Những ý tưởng đầu tiên về dự án Marlin được nhen nhóm và triển khai bởi Siddhartha, Prateesh và Roshan. Họ đều là những nhà phát triển đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực mạng ngang hàng (P2P) và Blockchain.

  • Về Siddhartha, trước khi đến với Marlin, ông đã đảm nhiệm vai trò phát triển Zilliqa – một chuỗi khối thông lượng cao và tiên phong sử dụng giải pháp sharding để mở rộng Blockchain. Ông cũng từng nhiều năm làm việc tại Microsoft, Adobe và sở hữu hai bằng sáng chế công nghệ tại Hoa Kỳ. 
  • Prateesh là Tiến sĩ tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) của Mỹ, từng có những đóng góp lớn cho các thư viện Boost C ++. Ông tập trung vào mảng mạng máy tính và Roshan và cũng rất đam mê với mã nguồn mở. 
  • Roshan, tên đầy đủ Roshan Raghupathy, giữ vị trí trưởng dự án Marlin. Trước đó, ông đã đảm nhiệm công việc Kỹ sư phần mềm của Microsoft, Lead Backend Engineer của Cityflo.

doi-ngu-phat-trien-marlin-protocol-va-pond-token

Đội ngũ phát triển Marlin Protocol và POND token

Ngoài những cá nhân trên, dự án giao thức Marlin còn thu hút được nhiều nhà nghiên cứu từng hoạt động tại Ethereum Foundation, các nhà phát triển tài năng từng đoạt huy chương trong Cuộc thi Lập trình Cao đẳng Quốc tế (ICPC) và có kinh nghiệm làm việc tại Facebook, Cisco và Bosch. Đồng thời, Marlin cũng được hỗ trợ bởi không ít đơn vị nổi tiếng như Binance Labs, Michael Arrington, Electric Capital.

Thông tin chi tiết về POND token

POND token là gì?

POND token là đồng tiền mã hóa chính thức của dự án Marlin. POND được thiết kế và tối ưu trên nền tảng Blockchain của Ethereum theo tiêu chuẩn thiết kế ERC20. Địa chỉ hợp đồng của POND token là “0x57b946008913b82e4df85f501cbaed910e58d26c”. Theo thông tin từ dự án, tổng cung tối đa của đồng POND là 10,000,000,000. Tính đến ngày 06/07/2022, mức vốn hóa thị trường của token này đạt ngưỡng $35.732.710 với giá bán $0,009146 cho mỗi POND token.

pond-token-la-gi

POND token là gì?

Tỷ lệ phân bổ POND token

Tỷ lệ phân bổ của tiền ảo POND được xác định như sau:

  • 3% dành cho đội ngũ cố vấn.
  • 10% dành cho đội ngũ phát triển.
  • 16.1% phục vụ hoạt động khai thác.
  • 31.9% phục vụ Quỹ phát triển hệ sinh thái Marlin.
  • 21.8% được dùng làm phần thưởng Staking (đặt cọc) POND token.
  • 17.2% dùng cho các vòng Private Sale. 

POND token có vai trò gì?

Tiền ảo POND có những vai trò chính như sau:

  • Người dùng thực hiện staking đồng POND để tham gia chạy các node xác thực trên nền tảng.
  • POND có vai trò như token quản trị, cho phép người sở hữu đưa ra ý kiến và bỏ phiếu trước những đề xuất liên quan đến sự phát triển của Marlin. 
  • POND token được dùng như phần thưởng cố định dành cho node xác thực. 
  • POND có thể swap qua lại với MPOND để đảm bảo tính thanh khoản và sự vận hành của giao thức Marlin.

vai-tro-cua-pond-token

Vai trò của POND token

Điểm nổi bật của dự án Marlin Protocol là gì?

Một số điểm nổi bật của giao thức Marlin đó là:

  • Marlin, cụ thể hơn là Marlin SDK là một giải pháp thay thế mạng plug-and-play, giúp tăng lưu lượng truyền tải của tất cả các Blockchains. Từ đó, khả năng mở rộng khối được cải thiện đáng kể trong khi không cần nhiều thay đổi về giao thức.
  • Marlin SDK cũng cho phép các Chuỗi khối và giao thức off-chain mở rộng quy mô, lên đến hàng trăm nghìn node mà vẫn đảm bảo hiệu suất. Đồng nghĩa, tính phi tập trung của mạng lưới Blockchain được nâng lên rõ rệt.
  • Bên cạnh đó, Marlin với những giải pháp được tích hợp còn hỗ trợ tạo nên các mạng ẩn danh có thể được tích hợp liền mạch, giúp nâng cao sự bảo mật của hệ thống.
  • Đặc biệt, Marlin là một giao thức tập trung giải quyết những vấn đề của layer 0, ít tác động đến layer 1, 2 của Chuỗi khối. Đây được cho là sự độc đáo mà ít có dự án tương tự nào hướng đến.

diem-noi-bat-cua-marlin-protocol-va-pond-token

Điểm nổi bật của dự án Marlin Protocol

Dẫu đã thể hiện được những điểm nổi bật và ấn tượng nhưng giao thức Marlin vẫn gặp phải không ít khó khăn như sự cạnh tranh của nhiều giao thức đang có trên thị trường, các yếu tố liên quan đến kỹ thuật và cơ sở hạ tầng Internet,… Vì vậy, mỗi nhà đầu tư cần cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định rót vốn vào Marlin và đồng POND.

>> Xem thêm: Trải nghiệm thế giới của The Sandbox với Snoop Dogg’s Metaverse

Trên đây là những chia sẻ của bePAY về dự án giao thức Marlin và POND token. Theo đánh giá cá nhân, bạn nhận định như thế nào về tiềm năng phát triển của dự án layer 0 này? Marlin có lọt vào danh mục đầu tư của bạn? Hãy chia sẻ ý kiến của mình với bePAY nhé. 

FAQ

Dự án Marlin có những yếu tố cốt lõi nào?

Nhắc đến những yếu tố cốt lõi của giao thức Marlin, phải kể tới:

  • Marlin SDK.
  • MarlinVM.
  • Chaumian Mixnet.
  • Metanodes.

Các nền tảng Blockchain nào đang được Marlin Network hỗ trợ?

Trên lý thuyết, giao thức Marlin có thể hỗ trợ toàn bộ các Blockchain đang có hiện nay. Tuy nhiên, tính đến thời điểm cuối tháng 6 năm 2022, giao thức này đang hỗ trợ Ethereum, Polkadot, Solana, Filecoin, Matic Network,…