Kiến thức

P2P là gì? Ứng dụng của mạng ngang hàng P2P trong thực tế

bePAY

18 Tháng Ba 2022

Sự ra đời của Blockchain đã tạo nên những bước ngoặt mới về công nghệ số. Đặc biệt, đây được xem như phép cộng hưởng với mạng ngang hàng P2P. Vậy P2P là gì, có ý nghĩa như thế nào đối với Blockchain? Hãy cùng bePAY tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Mạng P2P là gì?

P2P, được viết tắt của cụm từ peer to peer, đề cập đến các mạng máy tính sử dụng cấu trúc phân tán (phi tập trung) mà không hề có sự phân cấp. Chúng cũng được gọi là mạng ngang hàng hay đồng đẳng. 

Theo đó, mỗi máy đơn vị cũng chính là một máy chủ và tất cả sở hữu vai trò tương tự nhau trên quy mô toàn hệ thống. Không có bất kỳ sự phân biệt nào giữa máy chủ (server) và máy khách (client).

Điều này đồng nghĩa, dòng chảy thông tin, gồm mức sử dụng bộ xử lý, băng thông mạng hoặc dung lượng lưu trữ drive được chia sẻ một cách dễ dàng. Mọi nút mạng (node) tham gia đều có quyền được truy cập vào các tệp tài nguyên chung. Một hệ quả tất yếu, các máy chủ, thiết bị ngoại vi gần như không cần tồn tại trong mạng P2P.

p2p-la-gi

Mạng P2P là gì?

Ở đây, sợi dây kết nối giữa các máy tính thành viên trong một “peer to peer network” chính là Internet. Tuy nhiên, trong trường hợp Internet gặp trục trặc và bị gián đoạn cục bộ sẽ ít ảnh hưởng tới phần còn lại. Đây được xem như một ưu điểm của mạng P2P so với mạng tập trung.

Hiện nay, P2P được sử dụng nhiều trong khoa học máy tính. Vừa hướng tới mục đích trong đổi tài nguyên, dữ liệu; vừa được dùng để chia sẻ thông tin giữa các thành viên trong cộng đồng. P2P đặc biệt hữu ích khi xuất hiện những nhu cầu hợp tác giữa một nhóm người, tổ chức khác nhau.

Ngoài ra, sự xuất hiện của tiền mã hóa cũng giúp mở rộng tính ứng dụng của giao thức P2P. Với cấu trúc mạng này, các giao dịch Crypto được xử lý nhanh và chính xác hơn đáng kể.

Phương thức hoạt động của mạng P2P là gì?

Như đã chia sẻ, trong một mạng ngang hàng, không có khái niệm về máy chủ (server) và máy khách (client). Đơn giản, chúng là một, giữ vai trò tương tự nhau.

Thay vào đó, mỗi node đều giữ một bản sao của tất cả các tệp được chia sẻ chung. Điều này tạo nên điểm đặc trưng của peer to peer network. Đó là mỗi nút mạng vừa đảm nhiệm chức năng máy chủ, vừa đóng vai trò máy khách của chính nó cũng như các node còn lại.

phuong-thuc-hoat-dong-cua-p2p

Phương thức hoạt động của mạng P2P

Tuy nhiên, thực tế thì đây là đây là mối quan hệ giữa những người dùng thông qua thiết bị kết nối vào mạng lưới chung. Thiết bị sử dụng ứng dụng phần mềm được thiết kế riêng để làm trung gian cho việc chia sẻ, trao đổi dữ liệu giữa những người dùng. 

Khi tìm và tải xuống một tệp nào đó trên P2P, họ đang khai thác dữ liệu của mạng lưới. Khi upload một file bất kỳ, họ lại là nguồn cung cấp tài nguyên cho toàn hệ thống. Chính xác là những người dùng khác.

Đối với P2P, dường như tất cả các bên tham gia đều có lợi. Sự phân cách giữa bên cung và bên nhận thông tin dường như đã bị xóa bỏ. Tất nhiên, những lợi ích của mạng P2P chưa đạt đến mức tuyệt đối nhưng rõ ràng cho thấy ưu việt hơn cấu trúc mạng tập trung.

Có những mạng P2P nào?

Tính đến nay, có 3 loại mạng ngang hàng chủ yếu để người dùng lựa chọn. Cụ thể:

Mạng P2P không có cấu trúc

Cái tên đầu tiên là mạng P2P không có cấu trúc. Theo đó, các node sẽ được tổ chức mà không theo bất cứ một quy tắc cố định nào. Việc giao tiếp, kết nối giữa các nút diễn ra hoàn toàn ngẫu nhiên. Ưu điểm dễ thấy là mọi người có toàn quyền quyết định tham gia hay không ở bất cứ thời điểm nào.

Nhược điểm là khó kiểm soát số người dùng nên đặt ra những yêu cầu rất cao về sức mạnh CPU, dung lượng bộ nhớ để đảm bảo duy trì hoạt động,… Nhìn chung, phần cứng của thiết bị phải có khả năng phục vụ khối lượng giao dịch khổng lồ, giúp cho tất cả các nút có thể tương tác bất cứ lúc nào.

Ví dụ điển hình của loại mạng P2P này chính là những nền tảng xã hội chính như: Facebook, Instagram…

co-nhung-mang-p2p-nao

Có những mạng P2P nào?

Mạng ngang P2P có cấu trúc 

Với loại mạng này, các nút sẽ tương tác cùng với nhau theo một cấu trúc cụ thể đã được tối ưu hóa. Hoạt động trao đổi, tìm kiếm không còn là sự ngẫu nhiên mà đã có những “chỉ dẫn” phù hợp hơn. Nhờ đó, luồng thông tin được chia sẻ nhanh chóng và dễ dàng hơn đáng kể. Cũng trong quá trình này, các hàm băm sẽ được sử dụng nhiều hơn nhằm khai thác triệt để lợi thế “thanh lọc”, phân bổ dữ liệu. 

Tất cả mang lại những trải nghiệm người dùng tốt hơn, mượt mà hơn. Song, chi phí đầu tư cho thiết bị cũng như phát triển các thuật toán quản lý cũng cao hơn P2P không có cấu trúc. 

>> Xem thêm: Hashrate là gì? 4 lưu ý về Hashrate để đào Bitcoin hiệu quả

Mạng P2P tổng hợp

Đây là cấu trúc mạng có sự kết hợp giữa truyền thống với giao thức P2P. Nghĩa là, vẫn sẽ xuất hiện một máy chủ nhưng các máy khách lại được sắp xếp ngang hàng mà không phân bậc. Vì vậy, dạng cấu trúc mạng này thừa hưởng những ưu điểm như dễ dàng thiết lập, có hiệu suất hoạt động tốt. 

Đánh giá về mạng P2P

Ưu điểm của mạng P2P là gì?

Những ưu điểm của cấu trúc mạng P2P là:

  • P2P dễ dàng cài đặt, sử dụng.
  • Nâng cao khả năng chia sẻ, trao đổi dữ liệu.
  • P2P cho phép người dùng sử dụng chế độ ẩn danh.
  • Sở hữu khả năng chịu lỗi Byzantine.
  • Giảm chi phí sử dụng dịch vụ của bên thứ 3.
  • Nâng cao tính bảo mật, dễ dàng mở rộng mạng lưới.
  • Hạn chế sự sự kiểm soát từ bên ngoài, nhất là các chính phủ.
  • Giảm nguy cơ lỗi ảnh hưởng trên diện rộng.

danh-gia-p2p

Đánh giá về mạng P2P

Nhược điểm của mạng P2P

Bên cạnh ưu điểm, P2P cũng tồn tại một số hạn chế như:

  • Khó quản lý hơn so với cấu trúc mạng truyền thống.
  • Nếu không được bảo mật tốt, bất cứ ai cũng có thể thực hiện hành vi phá hoại, hack dữ liệu.
  • Trong lĩnh vực Blockchain, việc xử lý thông tin, xác nhận giao dịch đòi hỏi sức mạnh tính toán lớn của các node.

Vai trò của mạng P2P là gì?

Để hiểu rõ hơn vai trò của mạng P2P là gì, chúng ta cùng đánh giá vai trò mà mạng này mang lại dựa trên những nhóm đối tượng khác nhau.

Với những người tham gia

Một vai trò dễ thấy là P2P giúp việc tiếp cận thông tin, dữ liệu dễ dàng và nhanh chóng hơn. Cùng một tài nguyên được chia sẻ trong một thời gian như nhau, chắc chắn số nút mạng nhận được tài nguyên hoạt động theo giao thức P2P lớn hơn theo cấu trúc server – client. Tất nhiên, chúng ta cũng xét yếu tố tốc độ truyền tải giống nhau.

Với sự phát triển của Internet

Đối với peer to peer network, Internet không chỉ là một sợi dây kết nối các node trong hệ thống mà còn là “phương tiện” đưa người dùng đến với nguồn thông tin vô cùng khổng lồ. Ngược lại, khi mà lượng truy cập ngày một tăng lên, dịch vụ Internet cũng phải nâng cấp để thích nghi. Vì thế, P2P vừa đòn bẩy, vừa là thách thức để Internet phát triển hơn nữa.

Với lĩnh vực Blockchain

Mạng peer to peer và Blockchain sở hữu nhiều nét tương đồng với nhau. Cả hai đều hướng tới mạng lưới ngang hàng, không phân quyền. Vì thế, P2P như một yếu tố cộng hưởng giúp tăng giá trị của công nghệ Chuỗi khối.

Thứ nhất, tất cả các loại Crypto đều được mã hóa trên một hệ thống ngang hàng. Vì thế, chúng không cần phải quy đổi qua máy chủ hay công cụ trung gian nên tiết kiệm được thời gian đáng kể. 

Thứ hai, mọi cá nhân, tổ chức đều có thể tham gia vào mạng lưới Blockchain. Điều này mang đến sự bình đẳng hơn trong một cộng đồng đông đảo và không ngừng mở rộng.

vai-tro-mang-p2p-la-gi

Vai trò của mạng P2P là gì?

Thứ ba, quá trình xác nhận thông tin, dữ liệu giao dịch ngày một đảm bảo. Các cuộc tấn công 51% khó có thể thực hiện khi mà một sự thay đổi nhỏ cũng cần triển khai đồng thời trên hàng triệu, hàng tỷ Block khác nhau.

Thứ tư, cấu trúc mạng ngang hàng P2P tích hợp trong Blockchain giúp cho việc giao dịch Crypto không cần thông qua bên trung gian. Điều đó đồng nghĩa, chẳng có bất kỳ ngân hàng hay máy chủ trung tâm nào kiểm soát được giao dịch. Các bên tham gia được tự do quyết định mà không chịu tác động nào. 

>> Xem thêm: Blockchain là gì? Bách khoa toàn thư về công nghệ Blockchain

Ứng dụng thực tiễn của mạng P2P là gì?

Bạn có biết những ứng dụng thực tế của mạng P2P là gì? Nhờ tốc độ băng thông rộng và ngày càng tăng lên, P2P ngày càng phổ biến trong đời sống. Từ lĩnh vực cho vay (P2P Lending), cho thuê nhà (Homesharing) đến mua bán trực tuyến hay phát triển phần mềm mã nguồn mở (open-source),…

Hiện tại, P2P là công cụ tìm kiếm tự động với hiệu quả cao; là phương tiện giúp người dùng truyền video và âm thanh nhanh chóng mà không gặp phải bất cứ rào cản nào.

Mạng ngang hàng còn được ứng dụng trên điện thoại di động để hỗ trợ kết nối với PC một cách dễ dàng. Hay trong lĩnh vực thương mại điện tử, P2P giúp người dùng giao tiếp an toàn, thực hiện giao dịch minh bạch và chuẩn hóa quy trình bán hàng.

ung-dung-mang-p2p-la-gi

Ứng dụng thực tiễn của mạng P2P

Ngoài ra, P2P Cloud là một bộ nhớ đáng tin cậy, đầy hứa hẹn cho bất kỳ cơ sở hạ tầng lưu trữ nào. Tất cả đều chứng minh rằng, mạng peer to peer có vai trò vô cùng lớn và giá trị thực tiễn cao chứ không phải chỉ là tiềm năng.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây, bạn đã hiểu rõ P2P là gì và đặc điểm của mạng ngang hàng. Đừng quên theo dõi blog của bePAY để cập nhật thêm nhiều thông tin mới nhất về Crypto. 

FAQ

Mạng P2P là gì?

P2P là các mạng máy tính sử dụng cấu trúc phân tán (phi tập trung) mà không hề có sự phân cấp. Theo đó, mỗi máy đơn vị cũng chính là một máy chủ và tất cả sở hữu vai trò tương tự nhau trên quy mô toàn hệ thống. Không có bất kỳ sự phân biệt nào giữa máy chủ (server) và máy khách (client).

Mạng P2P được ứng dụng như thế nào?

Nhờ tốc độ băng thông rộng và ngày càng tăng lên, P2P ngày càng phổ biến trong đời sống và được ứng dụng trong nhiều hoạt động như: 

  • P2P là công cụ tìm kiếm tự động với hiệu quả cao; là phương tiện giúp người dùng truyền video và âm thanh nhanh chóng mà không gặp phải bất cứ rào cản nào.
  • P2P được ứng dụng trên điện thoại di động để hỗ trợ kết nối với PC một cách dễ dàng. 
  • Trong lĩnh vực thương mại điện tử, P2P giúp người dùng giao tiếp an toàn, thực hiện giao dịch minh bạch và chuẩn hóa quy trình bán hàng.
  • P2P Cloud tạo điều kiện phát triển các cơ sở hạ tầng lưu trữ.