REVIEW chi tiết về OMG coin và OMG network (2022)
02 Tháng Tư 2022
Cộng đồng Crypto toàn cầu đã quá quen thuộc với Solana (SOL), Avalanche (AVAX) hay Polkadot (DOT),… – những dự án được đánh giá cao, hứa hẹn tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Bên cạnh đó, vẫn có những cái tên tuy không được nhắc đến quá nhiều nhưng cũng sở hữu nhiều điểm ấn tượng. OMG network và OMG coin là ví dụ điển hình. Vậy, hãy cùng bePAY tìm hiểu về dự án OMG qua bài viết sau.
OMG network là gì?
OMG network, viết tắt OMG là một dự án Crypto khởi chạy từ khoảng 2017, hướng đến việc xây dựng một nền tảng Blockchain sử dụng cơ chế đồng thuận bằng chứng cổ phần (Proof of Stake), có khả năng cung cấp cơ sở hạ tầng phục vụ quá trình xử lý thanh toán phân cấp. Đây là một trong những vấn đề nan giải đối với nhiều doanh nghiệp, nhất là các nhà cung cấp dịch vụ ví tiền điện tử.
Đối với người dùng mạng lưới OMG, họ được phép trao đổi tiền mã hóa theo cơ chế ngang hàng (P2P) với những ưu điểm vượt trội so với các sàn giao dịch truyền thống, mang tính tập trung cao. Trong đó, trọng tâm là đảm bảo cho các giao dịch và khoản thanh toán tiền điện tử được an toàn, minh bạch, nhanh chóng cùng mức phí tối ưu hơn. Chúng ta có thể hình dung, OMG network tương tự một ngân hàng phân quyền hay sàn giao dịch phi tập trung giúp bảo vệ, quản lý và sử dụng Crypto hiệu quả.
OMG network là gì?
Điều này được thực hiện nhờ vào những công nghệ tiên tiến mà đội ngũ phát triển tích hợp trong dự án. Tiêu biểu là giải pháp công nghệ mới, mang tên MoreViable Plasma. Đây là công nghệ sử dụng kiến trúc Sidechain, nhóm một số giao dịch bên ngoài chuỗi thành một tập hợp cụ thể thay vì riêng lẻ. MoreViable Plasma rất thích hợp để mở rộng quy mô trên Blockchain của Ethereum, giúp thực hiện hàng nghìn giao dịch mỗi giây (TPS), mang đến tốc độ xử lý chưa từng có trên mạng lưới Ethereum trước đây.
Tiền thân của OMG network là OmiseGo. Dành cho những ai chưa biết OmiseGo là gì, đây không chỉ là tên “khởi nguồn” của dự án phát triển nền tảng OMG mà còn là một công ty con của Omise – đơn vị chuyên cung cấp những giải pháp và dịch vụ về cổng thanh toán Online tại Đông Nam Á.
Quay trở lại với OMG, đội ngũ phát triển đang hướng đến hai mục tiêu kỹ thuật gồm:
- Kiến thiết OMG Money Gateway – là một giải pháp mở rộng cho Ethereum nhưng sẽ tập trung vào vấn đề thanh toán tiền tệ, giao dịch và hoạt động chuyển đổi qua lại giữa Crypto với tiền pháp định (Fiat).
- Phát triển OMG Open-resource để cung cấp SDK white label cho những doanh nghiệp sử dụng dịch vụ thanh toán trong mạng lưới của OMG.
Đội ngũ sáng lập, phát triển OMG network
Đội ngũ sáng lập, phát triển OMG network gồm những cái tên sau:
- CEO kiêm Co-founder: Jun Hasegawa.
- COO kiêm Co-founder: Donnie Harinsut
- CEO: Vansa Chatikavanij.
- COO: Stephen McNamara
- Enterprise PM: Jeremy Lam
- Vị trí thiết kế sản phẩm dự án: Wendell Davis.
Bên cạnh đó, dự án cũng nhận được sự hỗ trợ từ: Thomas Greco, Joseph Poon, tiến sĩ Gavin Wood, Julian Zawistowski, giám đốc điều hành Bitcoin/cố vấn phân quyền Roger Ver,…
Đội ngũ sáng lập, phát triển OMG network
OmiseGo và mục đích phát triển
Mục đích của OmiseGo là gì? Dự án hướng đến việc giải quyết những thiếu sót còn tồn đọng trong ngành thương mại điện tử tại Đông Nam Á. Đặc biệt là những vấn đề bắt nguồn từ cơ sở hạ tầng của ngành thương mại điện tử – chủ yếu liên quan đến thẻ tín dụng và thẻ ngân hàng điện tử.
Nhìn chung, mô hình truyền thống đã được sử dụng phổ biến từ châu Âu nhưng chưa phù hợp với nhu cầu và mong muốn của đại bộ phận người dùng tại Đông Nam Á. Mặt khác, đa phần nhà cung cấp ví tiền điện tử như Venmo hay Alipay tuy chứng tỏ được vị thế của mình nhưng vẫn đang sử dụng phương thức thanh khoản truyền thống, có tính tập trung cao và gắn với một bên thứ 3 trung gian.
OmiseGo được triển khai với sự ra đời của OmiseGo coin hay OMG coin sẽ tạo ra một cơ sở hạ tầng mới cho quy trình thanh khoản kể trên, nhanh hơn, hiệu quả hơn. Đặc biệt, nhờ ứng dụng công nghệ Blockchain mà sự phân quyền sẽ được đảm bảo.
OmiseGo và mục đích phát triển
>> Xem thêm: Kinh nghiệm Bounty coin/token đạt hiệu quả cao nhất
OmiseGo và những điểm nổi bật
Những điểm nổi bật góp phần tạo nên sức hấp dẫn của OMG network và OMG coin, gồm:
- OmiseGo lựa chọn cơ chế đồng thuận Proof of Stake
Tại thời điểm triển khai, cơ chế đồng thuận Proof of Stake (PoS) được đánh giá cao hơn nhiều so với phiên bản tiền nhiệm là Proof of Work (PoW) bởi sở hữu khả năng xử lý giao dịch hiệu quả hơn, lại cho phép thợ đào có thể kiếm tiền qua staking OmiseGo coin mà không cần trang bị máy đào tốn kém.
- OmiseGo sở hữu White-label SDK
White-label SDK hứa hẹn sẽ giúp dự án OMG có thể tiếp cận được nhiều doanh nghiệp hơn. Ngược lại, những khách hàng của nền tảng cũng dễ dàng tìm được các giải pháp tài chính, thanh khoản phù hợp nhờ khả năng tùy chỉnh của nó.
- OmiseGo tích hợp Digital Asset Gateway
Với Digital Asset Gateway của OmiseGo, người dùng sẽ truy cập, giao dịch và quản lý tài sản mã hóa một cách an toàn và hiệu quả hơn.
OmiseGo và những điểm nổi bật
- OMG network có khả năng mở rộng mạng lưới
Thông qua cấu trúc thiết kế dạng Plasma, mạng lưới OMG không chỉ tối ưu được hiệu năng, mà còn có khả năng mở rộng để đáp ứng tốt nhất nhu cầu sử dụng của khách hàng, người dùng phổ thông. Mặt khác, đây cũng là yếu tố giúp chi phí dịch trong OMG được tối giảm đáng kể.
Ngoài những điểm đã nêu, OmiseGo và đồng coin OMG còn có thể tương tác dễ dàng với những nền tảng, các ứng dụng tài chính phi tập trung khác. Điều này mở ra những hướng phát triển mới cho dự án trong tương lai, khi mà công nghệ Multichain, Crosschain đang dần được chú trọng hơn.
Chi tiết về OMG coin
Dưới đây là những thông tin chi tiết về OMG coin 2022.
Thông tin cơ bản của OMG coin
- Tên token: OMG Network.
- Ký hiệu token: OMG.
- Nền tảng Blockchain thiết kế OMG: Ethereum.
- Tiêu chuẩn thiết kế token OMG: ERC20.
- Phân loại token OMG: Utility token.
- Tổng cung tối đa OMG: 140,245,399.
Thông tin cơ bản của OMG coin
Tính đến ngày 01/04/2022, giá OMG coin khoảng $5.09, tổng vốn thị trường ở mức $714,345,744.
Được ủy quyền trao đổi, phân bổ bởi Bitcoin Suisse AG, kể từ ngày đầu mở bán (27/06/2017), OmiseGo coin đã đạt được những “kỷ lục” nhất định về giá. Tới nay, OMG coin 2022 vẫn thuộc top 120 đồng tiền mã hóa có “Market Cap” cao nhất theo xếp hạng của CoinmarketCap.
OMG coin được sử dụng cho mục đích gì?
Đồng coin OMG được thiết kế để phục vụ các mục đích chính sau:
- OMG được sử dụng như phương tiện thanh toán trong mạng lưới OmiseGo.
- OMG được dùng trong hoạt động staking và trở thành Validator của mạng lưới.
- Hệ thống sẽ trả thưởng cho các Validators bằng OMG.
OMG coin được sử dụng cho mục đích gì?
Đối với các nhà đầu tư, họ cũng có thể thêm đồng tiền mã hóa này vào danh mục đầu tư của mình. Căn cứ vào tình hình giá OMG coin mà quyết định bán ra để kiếm lời.
Làm sao để sở hữu OMG coin?
Hai cách để người dùng có thể sở hữu đồng tiền mã hóa OMG là:
- Mua trực tiếp OmiseGo coin trên sàn giao dịch hỗ trợ như: Binance (cặp OMG/USDT), Coinbase EX (cặp OMG/USD), Huobi Global (cặp OMG/USDT),…
- Trở thành Validators, Master Nodes của hệ thống mà nhận OMG khi tham gia xác minh, xử lý giao dịch.
Làm sao để sở hữu OMG coin?
>> Xem thêm: Đào coin là gì? Cẩm nang đào coin từ A tới Z
Tổng kết, OMG network với OMG coin tuy không quá “nổi tiếng” như Solana (SOL), Avalanche (AVAX) nhưng không thể phủ nhận đây là dự án Crypto có triển vọng nhất định. Bạn có đánh giá như thế nào về OMG network? Đừng quên chia sẻ với bePAY ngay dưới bài viết này.
FAQ
Những ví nào hỗ trợ lưu trữ OMG coin?
Để lưu trữ đồng tiền mã hóa OMG (được thiết kế theo tiêu chuẩn token ERC20), bạn có thể tham khảo các ví sau:
- Nhóm ví cứng: Ledger Nano, Jaxx, Trezor.
- Nhóm ví mềm: MyEtherWallet, Coin98 Wallet, imToken, MetaMask.
- Nhóm ví sàn giao dịch: Binance, Coinbase EX, Huobi Global.
Sàn giao dịch nào đang hỗ trợ đồng tiền mã hóa OMG?
Để giao dịch đồng coin OMG, bạn có thể tham khảo các sàn sau: Binance (qua cặp OMG/USDT), Bithumb (qua cặp OMG/KRW), Coinbase EX (qua cặp OMG/USD), Huobi Global (qua cặp OMG/USDT),…
5 điều phải biết về ví tiền điện tử dành cho người mới
21 Tháng Tư 2022Dego Finance là gì? Những điều phải biết về dự án DEGO
13 Tháng Năm 2022ProBit là gì? Sàn ProBit có uy tín không?
25 Tháng Năm 2022PSG token là gì? Paris Saint-Germain Fan Token có gì đặc biệt?
10 Tháng Sáu 2022CZ là ai? Tất tần tật thông tin về người sáng lập ra Binance
16 Tháng Mười Một 2022Pantera Capital là gì? Tổng hợp về quỹ Pantera Capital (2023)
27 Tháng Ba 2023WebMoney là gì? Hướng dẫn cách sử dụng WebMoney đầy đủ nhất
24 Tháng Tám 2022USDT là gì? Hướng dẫn mua USDT trên sàn Binance từ A-Z
02 Tháng Ba 2022Thông tin về AAVE – Nền tảng Lending nổi bật nhất DeFi
20 Tháng Tư 2022[Phải Biết] GXChain là gì? Mọi thông tin về GXChain và coin GXC 2023
15 Tháng Hai 2023