Mirror protocol là gì? Từ A-Z về giao thức Mirror và MIR token
24 Tháng Tám 2022
Các giao thức tài chính phi tập trung (DeFi) vẫn được các nhà phát triển dành nhiều sự quan tâm với hàng loạt dự án mới trên thị trường. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng bePAY khám phá Mirror protocol để xem giao thức sở hữu những đặc điểm nổi bật nào và có tiềm năng sinh lời ra sao?
Mirror protocol là gì?
Không khó để chúng ta biết được Mirror protocol là gì. Đây là một dự án phát triển giao thức DeFi gắn liền với các hợp đồng thông minh trên mạng lưới Blockchain của Terre.
Theo đó, Mirror sẽ cung cấp các tài sản tổng hợp, còn được là Mirrored Assets (mAssets) với khả năng mô phỏng hành vi và xu hướng biến động giá của tài sản trong thực tế. Nhờ vậy, người dùng, gồm nhà đầu tư và trader có thể tiếp cận với chính tài sản được hỗ trợ mà không nhất thiết phải sở hữu hay giao dịch chúng.
Để đảm bảo tính minh bạch, quá trình mint (đúc) mAssets sẽ được giao thức Mirror thực hiện theo hướng phi tập trung, thông qua người dùng trong toàn mạng lưới và yêu cầu mở ký quỹ. Mirror sẽ chịu trách nhiệm với việc đảm bảo rằng họ luôn có đủ tài sản tham gia thế chấp trong giao thức cũng như quyền quản lý thị trường dành cho mAssets.
Điều này dựa trên quá trình niêm yết tài sản tổng hợp theo cặp với UST trên Terraswap. Đồng thời, người dùng tham gia quá trình cũng nhận được các ưu đãi là token MIR và mô hình quản trị dân chủ.
Mirror protocol là gì?
Theo những thông tin đã công bố trên website và tài khoản Mirror protocol Twitter, dự án đang hướng đến các sản phẩm chính gồm:
- Ví điện từ Mirror Wallet.
- Ứng dụng trên nền tảng web.
- Nền tảng Terraswap theo mô hình AMM, địa chỉ tại https://terraswap.io/
- Nền tảng Terra station, địa chỉ tại https://station.terra.money/
Đội ngũ phát triển của giao thức Mirror gồm những cái tên nổi bật từ Terraform Labs. Cụ thể:
- Do Kwon (vị trí Co-founder).
- Nicholas Platias (vị trí Head of Research).
- Paul Kim (vị trí Trưởng phòng Cơ sở hạ tầng).
- Brian Jung (vị trí CTO).
Với nòng cốt kể trên, cộng đồng có quyền hy vọng lộ trình phát triển của dự án (Mirror protocol roadmap) sẽ đạt được nhiều thắng lợi. Từ đó, không chỉ người dùng mà các nhà đầu tư của giao thức có thể thu về những khoản lợi nhuận hấp dẫn. Song, điều này cần trải qua quá trình xây dựng và tối ưu lâu dài về cả công nghệ, tính năng lẫn cơ chế vận hành. Vậy, cách thức hoạt động của Mirror protocol là gì?
>> Xem thêm: ICP là gì? Từ A-Z về ICP nhà đầu tư cần biết
Cách thức hoạt động của Mirror protocol
Nếu theo dõi các thông tin trên trang chủ và tài khoản Mirror protocol Twitter, có thể bạn đã biết đến cách thức hoạt động của giao thức DeFi này. Đầu tiền, nhà phát hành phải tạm khóa > 150% giá trị tài sản hiện có trong Terra stablecoin hoặc mAssets, cũng chính là tham gia thế chấp trước khi tạo mAsset.
Trong trường hợp giá trị của mAsset tăng lên và vượt qua giá trị thế chấp, quy trình thanh lý sẽ được kích hoạt nhằm đảm bảo khả năng thanh toán của hệ thống.
Cách thức hoạt động của Mirror protocol
Để đáp ứng các mục tiêu về giá của mAsset, giao thức sử dụng một Oracle phi tập trung để đọc và cập nhật giá tài sản cơ bản sau mỗi 30 giây. Trong trường hợp giá của mAsset quá chênh lệch so với thị trường sơ cấp, người tham gia sẽ được khuyến khích mua/bán tài sản để mint/burn, giúp đòi lại tài sản đã thế chấp.
Nếu muốn burn mAsset, bên phát hành phải đốt lượng mAsset bằng số đã phát hành khi mở CDP (Collateral Debt Position). Sau đó, tài sản thế chấp sẽ được trả lại cho họ.
Điểm nổi bật của dự án Mirror protocol
Điểm nổi bật của giao thức Mirror chính là mang cho người dùng những tính năng hữu ích khi tham gia thị trường tài chính phi tập trung, cụ thể:
- Trading: Bạn có thể mua bán, trao đổi Crypto qua các cặp giao dịch mAssets gắn với UST trên nền tảng Terraswap. Nhờ đó, bạn cũng sẽ nhận được những lợi ích trực tiếp từ việc khai thác biến động giá của mAssets.
- Minting và Shorting: Một cách dễ hiểu, tính năng này cho phép người dùng cho vay tài sản mã hóa mình sở hữu và kiếm thêm lợi nhuận hoặc đi vay để phục vụ các mục tiêu tài chính riêng. Tuy nhiên, nó được thông qua các dạng tài sản mã hóa đặc biệt, gồm UST, mAssets, sLP và cũng yêu cầu thủ tục thế chấp. Liquidity Provider
- Liquidity Provider: Thông qua việc cung cấp tính thanh khoản cho Terraswap pool, bạn có thể nhận được phần thưởng là token LP mới được mint (đúc). Ngoài ra, bản thân token LP cũng có thể được đốt để đổi lại mAssets và UST từ pool thanh khoản ấy.
- Staking: Tính năng này cho phép người dùng tham gia stake (đặt cọc) token LP/sLP (qua hợp đồng Staking) hoặc token MIR (qua hợp đồng Gov) để nhận thêm MIR token nhưng lợi nhuận. Phần thưởng staking cũng được phân bổ theo nguyên tắc riêng. Cụ thể, đặt cọc LP và sLP sẽ nhận token MIR mới, cọc MIR token sẽ nhận được một phần phí rút tiền của CDP.
Chưa hết, stake đồng tiền ảo MIR cũng cho phép bạn tham gia quản trị giao thức theo mô hình DAO (Decentralized autonomous organization). Số lượng token cọc càng cao thì quyền càng lớn.
Giao thức Mirror có gì nổi bật?
Bên cạnh những tính năng cung cấp cho người dùng, dự án Mirror còn tích hợp thêm Oracle Feeder nhằm hỗ trợ bảo vệ nền tảng hiệu quả hơn. Cụ thể, Oracle Feeder là tài khoản Terra được hệ thống chỉ định và có trách nhiệm cung cấp nguồn dữ liệu giá mAsset hoặc tài sản thế chấp trong whitelist một cách chính xác. Mặt khác, đây cũng là bên duy nhất được trao quyền cập nhật giá cho tài sản tương ứng.
Vì vậy, Oracle Feeder đảm bảo tính ổn định về giá cho mAssets và tài sản thế chấp trong whitelist. Trong trường hợp hoạt động kém hiệu quả, tài khoản Terra đặc biệt này sẽ bị cộng đồng “thanh lọc” qua hình thức biểu quyết, tương tự như khi bầu chọn Oracle Feeder mới.
Mirror protocol roadmap
Mirror protocol roadmap bao gồm những mốc quan trọng sau:
- Tháng 1 năm 2021: Triển khai bán token; xây dựng trình truy vấn dữ liệu Blockchain; ra mắt bản thử nghiệm Beta; hỗ trợ CLPs trong các Liquidity pool trên nhiều chuỗi thông qua cầu nối Peggy với Ethereum; phát triển các tính năng liên quan đến staking, ủy quyền, Swap, DAO.
- Trong quý 1 năm 2021: Phát triển giao thức IBC; cho phép giao dịch Margin; cân đối với vùng PEG truyền thống.
- Trong quý 2 năm 2021: Phát triển các lệnh giới hạn; tiếp tục cân đối với vùng PEG truyền thống.
Mirror protocol roadmap
MIR token là gì?
Thông tin cơ bản
Tới đây, có lẽ bạn đã phần nào bết MIR token là gì. Đây là đồng tiền ảo chính thức của Mirror protocol, được tạo nhằm phục vụ quá trình phát triển hệ sinh thái dự án. Dưới đây là những thông tin kỹ thuật của MIR:
- Blockchain thiết kế MIR: Ethereum
- Tiêu chuẩn thiết kế token MIR: ERC-20
- Mã hợp đồng: 0x09a…C4ff2E608
- Phân loại: MIR thuộc nhóm token quan trị (Governance).
- Tổng cung MIR tối đa: 370,575,000.
Tính đến 24/08/2022, lượng cung lưu hành của MIR là khoảng 13.481.536. Giá bán mỗi token này vào khoảng $0,173412 và vốn hóa đạt mức $13.481.536.
Thông tin cơ bản của token MIR
Phân bổ token
Token của dự án Mirror protocol được phân bổ như sau:
- 4.9% dành cho hoạt động Airdrop.
- 4.9% dùng làm phần thưởng khi staking đồng Luna.
- 45.1% làm phần thưởng khi staking LP mAsset.
- 10.4% dùng làm phần thưởng khi staking LP MIR.
- 34.6% dùng là pool thanh khoản cộng đồng.
Phân bổ token MIR
Mục đích sử dụng
Dưới đây là đáp án cho câu hỏi “Vai trò của token dự án Mirror protocol là gì?”:
- Trao cho người sở hữu quyền quan trị đối với giao thức Mirror, ví dụ bỏ phiếu, đề xuất ý kiến trước những vấn đề quan trọng của giao thức.
- Người nắm giữ MIR token sẽ được chia sẻ một phần phí rút tiền trên giao thức Mirror.
- Việc staking đồng tiền ảo MIR cũng giúp người tham gia nhận được các phần thưởng tương ứng.
Trong tương lai, đội ngũ phát triển của dự án Mirror cũng hứa hẹn bổ sung thêm nhiều công dụng cho MIR token.
Mục đích sử dụng của token dự án Mirror protocol
Giao dịch và lưu trữ
Hiện tại, bạn có thể giao dịch tiền ảo MIR trên các sàn như Binance (MIR/USDT, MIR/BUSD, MIR/BTC), Coinbase Exchange (MIR/USD, MIR/GBP, MIR/EUR, MIR/BTC), Huobi Global (MIR/USDT),… Nếu muốn lưu trữ đồng MIR, các ví tương thích với token ERC20 như Myetherwallet, Frontier, Metamask hoặc sàn giao dịch hỗ trợ là lựa chọn không tồi.
Đánh giá Mirror protocol
Đầu tiên, Mirror protocol có lợi thế lớn khi tận dụng được nhiều tính năng và mô hình đã khá thành công trên Terra. Ví dụ Anchor Protocol cho giao thức Lending – Borrowing, AMM trên Terraswap… Nhất là khi đội ngũ phát triển dự án gồm những cái tên thuộc Terraform Labs.
Tiếp đó, mục tiêu mà giao thức Mirror hướng đến rất phù hợp với nhu cầu của thị trường DeFi hiện nay. Đó là mang đến cho người dùng những khả năng nắm bắt cơ hội sinh lời từ xu thế giá của Crypto trong thực tế mà không cần trực tiếp sở hữu hay giao dịch.
Đánh giá Mirror protocol
Tuy nhiên, dự án của Do Kwon và đội ngũ cũng gặp nhiều khó khăn. Đó là sự cạnh tranh từ nhiều cái tên khác như NEAR protocol, Uniswap, Pancakeswap,… Đặc biệt, ảnh hưởng không mấy tích cực từ thị trường trong thời gian qua cũng như bê bối từ dự án LUNA chắc chắn gây ra những lo ngại không nhỏ đối với cộng đồng nhà đầu tư. Cũng theo đó, mỗi chúng ta cần cân nhắc thật kỹ trước khi rót vốn vào dự án Mirror tại thời điểm này.
>> Xem thêm: Anchor protocol là gì? Tìm hiểu về giao thức tiết kiệm trên mạng Terra
Trên đây là bài viết “Mirror protocol là gì? Từ A-Z về giao thức Mirror và MIR token”. Qua những thông tin mà bePAY cung cấp, mong rằng mỗi nhà đầu tư sẽ có đánh giá và nhận định chính xác hơn về giao thức DeFi này cũng như những tiềm năng sinh lời trước khi rót vốn vào dự án.
FAQ
Những cái tên nào cạnh tranh trực tiếp với dự án phát triển giao thức Mirror?
Đối thủ của dự án phát triển giao thức Defi Mirror gồm:
- NEAR protocol, một giao thức Blockchain vận hành theo cơ chế Public Proof of Stake và Sharded (phân đoạn).
- Uniswap, một sàn giao dịch phi tập trung (DEX) trên Blockchain của Ethereum, hoạt động theo mô hình AMM (Automated Market Maker).
- Pancakeswap, một dự án tương tự Uniswap nhưng được xây dựng trên Binance Smart Chain.
Sàn Binance đang hỗ trợ giao dịch token MIR với những cặp tiền mã hóa nào?
Hiện tại, Binance đang hỗ trợ giao dịch token MIR với các cặp tiền mã hóa sau: MIR/USDT, MIR/BUSD, MIR/BTC.
Xem thêm các kênh thông tin của bePAY:
Thetan Arena là gì? Tìm hiểu chi tiết về Thetan Arena (2022)
17 Tháng Hai 2022Lithium Finance là gì? Có nên đầu tư LITH coin không?
23 Tháng Tư 2022Tổng hợp thông tin mới nhất về BEAM Coin 2022
25 Tháng Tư 2022DAO là gì? Sức mạnh của DAO trong Blockchain
05 Tháng Bảy 2022Stone là gì? Toàn tập về STN coin và dự án Stone DeFi
10 Tháng Sáu 2022Binance Labs là gì? Tổng hợp thông tin về Binance Labs (2023)
13 Tháng Ba 2023Crowdfunding là gì? Giải thích từ A-Z về Crowdfunding trong crypto
23 Tháng Tư 20235 điều phải biết về ví tiền điện tử dành cho người mới
21 Tháng Tư 2022Tổng hợp thông tin về OpenOcean và OOE token (2022)
16 Tháng Tám 2022Pantera Capital là gì? Tổng hợp về quỹ Pantera Capital (2023)
27 Tháng Ba 2023