Market Maker là gì? Top 4 Market Maker hàng đầu hiện nay
28 Tháng Hai 2023
Đối với những người tham gia lĩnh vực crypto, thuật ngữ Market Maker đã trở nên quá quen thuộc. Vậy Market Maker là gì, có tầm quan trọng như thế nào? Market Maker và Automated Market Maker có giống nhau không? Trong bài viết dưới đây, bePAY sẽ giúp bạn tìm hiểu những nội dung này nhé!
Hiểu đúng Market Maker là gì trong crypto?
Trong lĩnh vực tài chính truyền thống, Market Maker có nghĩa là là các nhà tạo lập thị trường. Vậy những người được coi như Market Maker là ai? Đây có thể là các cá nhân, tổ chức, hoặc công ty trung gian. Những đối tượng này trực tiếp tham gia vào thị trường, giúp xác định tính thanh khoản, cũng như hỗ trợ giao dịch.
Sự tham gia của Market Maker góp phần duy trì sự linh hoạt và tính thanh khoản của một loại tài sản, tăng khả năng giao dịch của chúng và thu hút sự chú ý của nhà đầu tư. Ví dụ, khi một nhà đầu tư muốn bán chứng khoán, nhưng không có thành viên nào trên thị trường muốn mua, thì Market Maker sẽ thực hiện giao dịch. Nhờ vậy, bất cứ ai muốn bán một loại chứng khoán cụ thể thì sẽ luôn có người mua và ngược lại.
Tương tự, trong lĩnh vực crypto, Market Maker là những người sẵn sàng mua và bán tiền mã hóa, tài sản kỹ thuật số, nhằm tạo tính thanh khoản trên thị trường. Nếu không có những đối tượng này, tính thanh khoản của thị trường sẽ tương đối kém, cản trở việc giao dịch giữa các thành viên.
Đặc điểm, vai trò của Market Maker là gì?
Giao dịch với tần số cao
Nhiều người thắc mắc vai trò chính của Market Maker là gì, tạo sao thị trường cần Maker Market. Có thể nói, lý do quan trọng nhất cho sự xuất hiện của đối tượng này là tăng cường tính thanh khoản. Một trong những phương pháp giúp Maker Market đạt được điều này là giao dịch tần số cao, hay HFT – High Frequency Trading.
Hiểu đơn giản, phương pháp HFT sử dụng các phần mềm mạnh mẽ, cho phép người dùng giao dịch số lượng lớn trong thời gian ngắn. Phần mềm này sử dụng các thuật toán rất phức tạp để phân tích thị trường nhanh chóng, thậm chí có thể thực hiện lệnh theo điều kiện cho trước mà không cần đến con người.
Góp phần hỗ trợ thị trường
Market Maker làm tăng độ sâu thị trường, thông qua số lượng lớn lệnh mua và bán đang chờ khớp. Market Maker sẽ đặt các lệnh tại nhiều mức giá khác nhau, còn Market Taker sẽ chấp nhận giao dịch dựa trên mức giá thị trường đưa ra. Nhờ vậy, tài sản được giao dịch một cách nhanh chóng, hiệu quả theo lệnh người mua.
Hơn nữa, Market Maker còn duy trì tính cạnh tranh của thị trường, từ đó làm tăng tính thanh khoản. Nhờ có vốn hóa lớn, các Market Maker có thể tăng lượng cung khi lượng cầu đột biến và ngược lại. Vì vậy, các nhà đầu tư có thể hoàn toàn yên tâm khi giao dịch, không cần lo lắng về vấn đề liên quan đến Liquidity Pool.
Ngoài ra, Market Maker cũng giữ cân bằng sự chênh lệch giá trị giữa các sàn giao dịch nằm trong khoảng hợp lý. Đồng thời, đây cũng là những người hạn chế tình trạng bán tháo, từ đó thị trường có thể phát triển ổn định, các nhà đầu tư được hưởng lợi.
>> Xem thêm: Liquidity Pool là gì và những điều cần biết về Liquidity Pool cho người mới
Market Maker kiếm lợi nhuận như thế nào?
Sau khi đã hiểu cơ bản Market Maker là gì, bạn cần biết về cách những đối tượng này tìm kiếm lợi nhuận. Spread là một trong những phương pháp chính yếu nhất để các Market Maker tạo lợi nhuận.
Hiểu đơn giản, Spread, hay Bid-Ask Spread, là sự chênh lệch giữa giá Bid (giá mua) và giá Ask (giá bán) tại cùng một thời điểm trong công cụ tài chính nào đó. Nhiều sàn giao dịch dù thông báo không tính phí, nhưng thực chất đều được tính vào phí Spread của sàn.
Ví dụ, một tài sản được đặt mua với giá 99 USD, giá bán là 101 USD. Có nghĩa, nhà môi giới trung gian đã mua cổ phiếu với giá 100 USD và bán lại cho những người tiềm năng với giá 101 USD. Một mức chênh lệch như trên tuy nhỏ nhưng có thể tạo ra lợi nhuận lớn hàng ngày.
So sánh Market Maker và Automated Market Maker
Vậy điểm khác biệt giữa Market Maker và Automated Market Maker là gì? Market Maker và Automated Market Maker có hai điểm khác biệt chính là giải pháp thanh khoản Long Tails Assets và phí giao dịch. Cụ thể, các Market Maker thường ít chấp nhận tạo lập thị trường cho Long Tails Assets.
Lý do là bởi, khối lượng giao dịch của loại tài sản này không cao, không bền vững và có nhiều biến động mạnh. Trái lại, với Automated Market Maker, bất cứ tài sản nào cũng đều được tạo lập thị trường và cung cấp thanh khoản.
Phí giao dịch cũng là nội dung nhiều người quan tâm khi nghiên cứu cách thức hoạt động của Market Maker là gì. Về cơ bản, phí giao dịch Market Maker thấp hơn nhiều khi đặt cạnh Automated Market Maker. Bởi lẽ, đối với các thị trường được tạo lập bởi Automated Market Maker, những người cung cấp thanh khoản phải chịu rủi ro lớn hơn so với Market Maker.
>> Xem thêm: AMM là gì và tổng hợp kiến thức cần biết về cơ chế AMM
Top 4 Market Maker lớn nhất hiện nay
Alpha Theta
Nếu tìm hiểu Market Maker là gì, chắc chắn bạn từng nghe đến cái tên Alpha Theta. Đây là một trong những tổ chức phân tích tài chính, công nghệ blockchain lớn nhất hiện nay. Alpha Theta có đội ngũ kỹ sư rất tài giỏi, có khả năng tạo ra các thuật toán thiết kế riêng cho thị trường crypto. Ngoài ra, tổ chức này cũng tuân theo chiến lược đánh giá rủi ro khách hàng đưa ra, đề cao sự minh bạch dữ liệu để nhà đầu tư theo dõi thị trường.
GSR Market
GSR Market là một công ty kinh doanh crypto tại Hong Kong, sử dụng phần mềm riêng đem lại tính thanh khoản cao. GSR có chương trình quản lý rủi ro rất trực quan, nhờ công nghệ giao dịch độc quyền tùy chỉnh theo nhu cầu giao dịch. Nhờ đó, nhà đầu tư có thể tìm được mức giá hợp lý nhất, tối ưu hóa lợi nhuận.
Kairon Labs
Kairon Labs là công ty sử dụng phần mềm độc quyền để cung cấp mã thông báo cho các Market Maker. So với các đối thủ khác, mức phí tại Kairon Labs được cho là thấp hơn, phân phối lợi nhuận và giao dịch theo thuật toán của tài sản kỹ thuật số. Để làm được điều này, công ty đã thu hút nhiều chuyên gia có tiếng tăm trong lĩnh vực, đã tham gia nhiều dự án lớn từ 2017.
Bluesky Capital
Bluesky Capital là một trong những cái tên quan trọng nhất khi bạn tìm hiểu Market Maker crypto là gì. Đây là nhóm chuyên gia hoạt động trong nhiều quỹ đầu tư, công ty uy tín như Morgan Stanley, Sauma,… Mục tiêu chính của công ty này là điều chỉnh lợi nhuận và rủi ro cho các nhà đầu tư tham gia thị trường tài chính tập trung và phi tập trung.
Trên đây, bePAY đã giải đáp câu hỏi Market Maker là gì, có những đặc trưng nào, Market Maker và Automated Market Maker khác nhau ra sao,… Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất và đừng quên theo dõi bePAY thường xuyên trong thời gian tới nhé!
FAQ
Giá Bid và giá Ask trong hoạt động của Market Maker crypto là gì?
Giá Bid là giá bán, giá Ask là giá mua trong hoạt động giao dịch crypto. Giá Bid sẽ khớp theo lệnh bán, còn giá Ask sẽ khớp theo lệnh mua của traders.
Cách thức hoạt động của Automated Market Maker là gì?
AMM sử dụng các công thức toán học để tạo ra mối liên hệ giữa các coin hoặc token trong cùng một Liquidity Pool. Chỉ cần một sự thay đổi về lượng của loại tiền mã hóa nào đó, mối quan hệ trong bể sẽ thay đổi, nhưng luôn đảm bảo sự cân bằng.
Xem thêm các kênh thông tin của bePAY:
DDoS là gì? Tìm hiểu về tấn công DDoS và cách ngăn chặn
17 Tháng Mười 2022Ancient8 là gì? Tất tần tật về dự án Ancient8 nhà đầu tư cần biết
08 Tháng Hai 2023Power Ledger là gì? Tìm hiểu chi tiết về POWR Token
16 Tháng Mười Một 2022Sàn LMT là gì? Hướng dẫn đăng ký tài khoản LMT Trade
13 Tháng Một 2022TRB coin là gì? Toàn tập về dự án Tellor và tiền điện tử TRB
24 Tháng Năm 2022Từ A-Z cách tính phí giao dịch Blockchain phổ biến (2022)
11 Tháng Mười Hai 2021Tổng hợp các sàn giao dịch Bitcoin uy tín nhất 2022
01 Tháng Ba 2022FARM token là gì? Toàn tập về đồng FARM và Harvest Finance
01 Tháng Mười 2022Crypto là gì? Kinh nghiệm đầu tư Crypto cho người mới bắt đầu
24 Tháng Mười Hai 2021API Key là gì? Tất tần tật về API Key nhà đầu tư crypto cần biết
30 Tháng Một 2023