Lightning Network là gì? 5 điều cần biết về “mảnh ghép” của Blockchain
24 Tháng Ba 2022
Được biết đến là một “mảnh ghép” còn thiếu của Blockchain, Light Network nhận được sự quan tâm không nhỏ từ cộng đồng Crypto, nhất là các lập trình viên và nhà phát triển. Trong nội dung bài viết dưới đây, bePAY sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết hơn đặc điểm của Lightning Network là gì và có tính ứng dụng ra sao.
Tổng quan về Lightning Network
Lightning Network là gì?
Lightning Network (LN) là một thuật ngữ đề cập đến nền tảng Blockchain mới, khắc phục được hạn chế về khả năng mở rộng mạng lưới của công nghệ Chuỗi khối thế hệ đầu, nhất là Bitcoin.
Ý tưởng này được xây dựng bởi Joseph Poon và Thaddeus Dryja vào năm 2015 và nhanh chóng gây được sự quan tâm lớn từ cộng đồng. Định hướng của họ là tạo nên một giao thức hay cơ chế thanh toán đặc biệt, có thể dùng như một công cụ hay giải pháp ngoài Chuỗi.
Để hiểu rõ hơn Light Network là gì, chúng ta cùng phân tích thực tế hiện nay. Bitcoin và nhiều loại tiền mã hóa khác đang gặp phải một số giới hạn thực sự. Công nghệ Blockchain tích hợp trong các Crypto này chỉ cho phép thực hiện từ 2 đến 7 giao dịch mỗi giây. Tốc độ của Transaction Processing System (TPS) như vậy là quá chậm so với nhu cầu và khối lượng dữ liệu cần xử lý.
Đặc biệt khi mục tiêu của những dự án xoay quanh BTC, ETH,… là “đời thường hóa” công nghệ Blockchain, giúp ngày càng nhiều người dùng có thể tiếp cận với những nền tảng, ứng dụng tích hợp.
Light Network là gì?
Như vậy, nếu không giải quyết được bài toán về khả năng xử lý dữ liệu và thông tin kể trên, hệ quả tất yếu là tình trạng nghẽn mạng, hiệu suất tổng thể giảm sút nghiêm trọng. Xấu nhất là việc cộng đồng từ chối sử dụng Bitcoin, ETH,… trong vai trò một loại tiền mã toàn cầu.
Đây là lý do mà LN được hướng tới như một giải pháp tối ưu cho hạn chế của công nghệ Blockchain. Nhất là vấn đề mở rộng kích thước và tốc độ TPS.
Kế hoạch của Light Network là gì?
Kế hoạch của cơ chế LN là cố gắng giảm tải lượng giao dịch phải xử lý và ghi lại trên Chuỗi. Nếu như trước đây, bất cứ giao dịch nào cũng phải lưu trữ trên Block (on-chain) thì nay, một số giao dịch đặc biệt có thể được triển khai bên ngoài (off-chain).
Đó là những giao dịch tương đồng, đã được thực hiện nhiều lần trước đó bởi cùng cặp chủ thể nhất định. Khi đó, bạn sẽ mở một kênh thanh toán hai chiều để kết nối với người dùng khác và ghi lại trên Blockchain.
Để thiết lập, hai bên tham gia cần khởi tạo một ví đa chữ ký và có trữ sẵn một lượng tiền mã hóa nhất định. Số tiền này chỉ truy cập được khi và chỉ khi các bên đồng thời cung cấp khóa cá nhân. Ngược lại, nếu thiếu một khóa, không bên nào có thể mở ví. Điều này nhằm ngăn chặn tình trạng chiếm đoạt tài sản của một bên.
Kế hoạch của Light Network là gì?
Cũng cần lưu ý rằng, tùy vào trường hợp và mức độ hoàn thiện của LN, mỗi kênh thanh toán có thể gồm hai hoặc nhiều hơn các bên tham gia. Khi có bất kỳ thỏa thuận giao dịch nào đó, quyền sở hữu của các bên với số tiền được gộp sẽ tùy chỉnh tương ứng. Nếu có một trong các bên muốn đóng kênh, tức không còn nhu cầu trao đổi thì họ có thể thực hiện ngay lập tức.
Như vậy, dù việc thiết lập các kênh thanh toán sẽ được triển khai và ghi nhận trên Chuỗi nhưng tất cả các giao dịch lại lưu trữ trên kênh và đều là off-chain cũng như không cần tới sự đồng thuận của toàn hệ thống. Chuỗi khối sẽ không hoàn toàn là kho thông tin. Chúng có vai trò như cầu nối dữ liệu, đưa người dùng đến với kết quả cần tìm kiếm trên kênh.
Nhờ đó, các giao dịch có thể được thực thi nhanh chóng thông qua hợp đồng thông minh, cải thiện đáng kể về thời gian tạo khối, tốc độ xử lý cũng như hiệu suất hoạt động của các nền tảng Blockchain.
Lightning Network Token là gì?
Tuy chỉ là một giải pháp giúp hoàn thiện công nghệ Blockchain nhưng các nhà phát triển dự án vẫn cho thấy tham vọng về một hệ sinh thái rộng lớn. Đặc biệt khi đã tạo ra Lightning Wallet, Lightning Network Token (đôi khi được gọi là Lightning Network Coins),…
Trong đó, Lightning Network Token hay Lightning Network Coins, Lightning Bitcoin (LBTC) được tối ưu hóa để phục vụ các kế hoạch phát triển của dự án. Cụ thể hơn là tương thích với các kênh thanh khoản của người dùng. Một số thông tin cơ bản về LBTC (cập nhật 21/12/2021 theo Coinmarketcap) là:
- Tên token: Lightning Bitcoin
- Ký hiệu: LBTC
- Loại token: Tiện ích
- Vốn hóa thị trường: $2,845,279
- Lượng cung lưu hành: 3,860,807.62 LBTC
- Tổng cung tối đa: 7,465,926
>> Xem thêm: P2P là gì? Ứng dụng của mạng ngang hàng P2P trong thực tế
Cách Lightning Network hoạt động ra sao?
Để hiểu rõ hơn Lightning Network là gì, chúng ta cùng khám phá về cơ chế hoạt động của nền tảng này. Về cơ bản, cơ chế này hoạt động thông qua việc chuyển từ quyền sở hữu tiền mã hóa của người dùng sang thỏa thuận về quyền sở hữu tương ứng.
Tưởng chừng như điều này khá đơn giản nhưng thực tếsẽ tạo nên sự thay đổi không hề nhỏ trong các giao dịch liên quan tới Crypto. Nếu như trước đây, mỗi hợp đồng trao đổi, mua bán trên Chuỗi khối chỉ giới hạn là hai bên khác nhau thì nay, LN đã cho phép sự có mặt bên thứ ba, thậm chí là thứ bốn, thứ năm hoặc nhiều hơn thế.
Cách Lightning Network hoạt động ra sao?
Ví dụ, có 3 người dùng A, B và C. Nếu A muốn chuyển tiền cho B, anh ấy sẽ buộc phải gửi trực tiếp theo cơ chế cũ. Nhưng khi tích hợp LN, A có thêm một lựa chọn. Đó là thỏa thuận để gửi cho C và C sẽ gửi cho B thay anh.
Hợp đồng thông minh của LN đảm bảo rằng mỗi bên sẽ nhận được chính xác lượng BTC, ETH theo đúng thỏa thuận. Ngay sau mỗi giao dịch, các bên đồng thời phải ký và cập nhật bảng cân đối của riêng họ. Bảng này có nhiệm vụ ghi chép số lượng tiền mã hóa của mỗi bên đang nắm giữ theo thời gian thực. Khi hoàn tất quy trình, kênh thanh toán sẽ được đóng lại, bảng cân đối cuối cùng được khai báo và lưu lên Blockchain.
Với mạng lưới các kênh thanh toán như vậy, một khối lượng lớn các giao dịch sẽ được thực hiện off-chain. Cùng một thời gian như nhau nhưng nền tảng Blockchain tích hợp LN có thể xử lý hàng triệu giao dịch nhờ bằng thông được giải phóng.
Đây không chỉ là con số ấn tượng khi so sánh với cơ chế thanh toán truyền thống. Quan trọng hơn, nó giúp giảm phí giao dịch và nâng cao trải nghiệm người dùng lên rất nhiều.
Vai trò của Lightning Network
Đối với công nghệ Blockchain
Dễ thấy được vai trò đầu tiên của Lightning Network là gì? Đó là giúp khắc phục một trong những nhược điểm lớn nhất của Blockchain – mở rộng quy mô mạng lưới và tăng tốc độ xử lý dữ liệu. Sự ra đời của LN đã mang lại một khởi đầu mới cho Chuỗi khối và các nền tảng tích hợp, nhất là Bitcoin.
Điều đáng nói là LN không yêu cầu phải thay đổi giao thức cơ bản của Blockchain. Vì thế, nó là sự hoàn thiện một cách tuyệt vời, không phải sự thay thế như nhiều giải pháp khác.
Vai trò của Lightning Network
- Đối với người dùng
Thứ nhất, cơ chế LN cho phép điều hướng mạng lưới (Network Routing). Nghĩa là, các bên tham gia vẫn có thể chuyển và nhận Bitcoin thông qua các kênh thanh toán liên kết dù không sở hữu một kênh trực tiếp. Tương tự như ví dụ A chuyển tiền cho B qua C. Điều này sẽ mang đến nhiều lựa chọn giao dịch mới cho người dùng.
Thứ hai, như đã được chia sẻ rất nhiều, LN giúp tối ưu hóa hiệu năng, tốc độ và chi phí giao dịch. Thứ ba, LN có thể áp dụng trong nền kinh tế hiện đại. Cụ thể là trong các thanh toán vi mô 1 sts.
Dẫu vậy, không thể nói Lightning Network là một giải pháp hoàn hảo. Vẫn có một số nhược điểm còn tồn tại như: chỉ thực hiện thanh toán khi online; người dùng cần theo dõi thêm dữ liệu của kênh thanh toán; LN chưa phù hợp với giao dịch có khối lượng lớn…
Làm sao để kết nối Lightning Network?
Cách để kết nối với Lightning Network là gì? Nhìn chung, việc kết nối khá đơn giản. Chúng ta có thể thực hiện thông qua việc chạy 1 nút mạng (Node) hoặc sử dụng ví Lightning. Ngoài ra, những cách sau đây cũng khá hữu hiệu:
- Sử dụng Bitcoin Lightning Wallet – một ứng dụng được hỗ trợ trên hệ điều hành Android.
- Thông qua Blue Wallet – một ứng dụng đặc biệt, cho phép giám sát chạy một node của người dùng, gửi và nhận các khoản thanh toán thông qua Lightning…
- Dùng Casa Node.
- Tận dụng Lightning Joule – một tiện ích hỗ trợ kết nối LN với các trình duyệt như Chrome, Firefox,…
Làm sao để kết nối LN?
>> Xem thêm: Từ A-Z kinh nghiệm chạy Masternode hiệu quả nhà đầu tư cần biết
Tổng hợp lại, Lightning Network rõ ràng có những tiềm năng nhất định nhưng chưa thực sự tạo được sức hút lớn đối với nhà đầu tư. Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã hiểu hơn các đặc điểm của Lightning Network là gì cũng như đưa ra được quyết định đầu tư phù hợp. Đừng quên ghé thăm bePAY để cập nhật những thông tin mới nhất liên quan tới thị trường Crypto!
FAQ
Lightning Network có thể được dùng vào những việc gì?
Lightning Network được xem là một giải pháp đặc biệt cho công nghệ Blockchain. Bạn có thể sử dụng nó trong nhiều mục đích khác như sau:
- Thanh toán thông qua Lightning wallet.
- Cải thiện chất lượng của sàn giao dịch như: Bitfinex, MercuriEX…
- Mua hàng trên nền tảng LN Store.
- Tiện ích khác như tặng BTC cho người dùng…
Có nên đầu tư vào LBTC không?
Tùy vào mục đích và định hướng đầu tư mà mỗi người sẽ có câu trả lời riêng. LBTC và dự án xoay quanh hoàn toàn có tiềm năng phát triển và đáng đầu tư. Tuy nhiên, sự lệ thuộc một phần vào Bitcoin có vẻ như rào cản lớn để đồng tiền mã hóa này có sự bứt phá về giá. Do đó, bạn nên cân nhắc và coi nó là một kênh đầu tư bổ trợ, bên cạnh BTC, ETH…
Network Effect là gì? Chi tiết về Network Effect (2022)
12 Tháng Ba 2022Google Authenticator là gì? Hướng dẫn sử dụng Google Authenticator từ A-Z
27 Tháng Mười Hai 2021Review chi tiết Monsters Clan – tựa game NFT hot nhất 2022
22 Tháng Một 2022Đánh giá tiềm năng COTI coin và giao thức thanh toán Coti (2022)
15 Tháng Chín 2022Waves coin và dự án Waves – Thông tin dành cho nhà đầu tư
27 Tháng Sáu 2022Hodl là gì? Kinh nghiệm Hodl coin hiệu quả 2022
12 Tháng Bảy 2022Aion coin là gì? Có nên đầu tư vào dự án Aion không?
23 Tháng Ba 2022Altcoin là gì? Top Altcoin tiềm năng nhất năm 2022
13 Tháng Một 2022Staking là gì? Hướng dẫn cách Staking thành công 100% cho người mới
15 Tháng Một 2022Nucleus Vision (nCash) là gì? Tổng quan vền nCash coin từ A-Z
28 Tháng Mười Hai 2021