Layer 2 là gì? Các dự án Layer 2 nổi bật nhất 2022
02 Tháng Ba 2022
Layer 2 là một giải pháp mở rộng trên Ethereum có tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong thời gian qua. Vậy Layer 2 là gì và tầm quan trọng của Layer 2 như thế nào? Cùng bePAY tìm hiểu kỹ lưỡng trong bài viết dưới đây!
Layer 2 là gì?
Layer 2 (chuỗi lớp 2) là giải pháp giúp giải quyết vấn đề về tính mở rộng của chuỗi khối Ethereum. Đặc điểm của Layer 2 là được xây dựng dựa trên Layer 1 và kế thừa tính bảo mật từ chuỗi Ethereum. Chuỗi lớp 2 xử lý các giao dịch nhanh hơn đồng thời giảm tải cho Layer 1 và thường thu phí thấp hơn khá nhiều lần.
Sự khác biệt lớn nhất giữa giải pháp Layer 2 và các giải pháp mở rộng Ethereum khác chính là yếu tố kế thừa tính bảo mật từ Layer 1.
Các loại hình Layer 2
Sidechain
Điểm giống nhau duy nhất giữa những chuỗi sidechain và chuỗi lớp 2 là chúng hoạt động như các mạng độc lập so với Layer 1. Tuy nhiên, một sidechain có trình xác nhận và phương pháp đồng thuận riêng để thêm khối. Điều này có nghĩa là sidechain chỉ khả thi nếu có đủ số lượng trình xác thực hoặc nếu giao thức đồng thuận của chúng an toàn như các Blockchain khác, chẳng hạn Ethereum.
Chuỗi Plasma
Giống như sidechain, chuỗi Plasma có thuật toán đồng thuận của riêng chúng và tạo ra các khối giao dịch. Tại một khoảng thời gian cố định, một khối được kết nối với một hợp đồng thông minh trên Ethereum.
State Channel
Tiền điện tử được ký gửi trong một hợp đồng thông minh trên Ethereum và một channel được mở giữa cả hai bên. Khi thanh toán, các hợp đồng đã ký sẽ được thực hiện trên Layer 2. Khi hoàn tất, một hợp đồng được ký trên Lớp 1. State Channel có thể thực hiện hai chiều và cũng có thể xử lý một bên khác nếu các channel đã được mở. Chuỗi Lightning của Bitcoin là một ví dụ sử dụng các State Channel.
Rollup
Một loại hình Layer 2 phổ biến đó chính là Rollup, được chia thành 2 loại chính là Optimistic Rollup và ZK Rollup. Optimistic Rollup mất 7 ngày để xác nhận một giao dịch. Còn Zero-Knowledge Rollup (ZK Rollup) giữ tiền trong một hợp đồng thông minh. Sau khi bằng chứng về tính hợp lệ được chấp nhận, các giao dịch được xác nhận và tiền đã sẵn sàng.
Dưới đây là bảng so sánh về những ưu điểm và nhược điểm của các loại hình Layer 2:
>> Xem thêm: Multichain là gì? 4 điều cần biết về giải pháp tối ưu Blockchain
Tầm quan trọng của Layer 2
Các giải pháp Layer 2 rất quan trọng vì chúng cho phép mở rộng và tăng thông lượng trong khi vẫn giữ tính toàn vẹn của chuỗi khối Ethereum. Layer 2 có thể phân cấp hoàn toàn, minh bạch và bảo mật, đồng thời giảm lượng khí thải carbon.
Mặc dù ngoài Layer 2 vẫn còn nhiều giải pháp khác giúp giải quyết vấn đề về tính mở rộng của Ethereum như các dự án Layer 1 khác (Solana, Binance Smart Chain,…), hay các sidechain như Polygon. Chúng ta vẫn phải công nhận Ethereum vẫn là Blockchain với nhiều ưu điểm:
Đột phá nhất
Hầu hết các dự án với công nghệ mới xuất hiện trên Ethereum đều mang lại hiệu quả. Điển hình gần đây nhất là Olympus DAO, Uniswap V3, Aggregator,… Tất cả những dự án này đều trở thành quy chuẩn để các dự án ở các chain khác học hỏi. Có thể khẳng định rằng, số lượng và chất lượng nhà phát triển trên Ethereum vẫn vượt xa các chuỗi khối khác.
Độ bảo mật cao nhất
Mỗi một Blockchain sẽ có một lượng validators để điều hành cơ chế đồng thuận và đưa giao dịch lên chuỗi. Nhìn chung, càng nhiều validators thì tính bảo mật của chuỗi càng cao, mà Ethereum là Blockchain có nhiều validators nhất. Cho nên, Ethereum có thể được coi là một mạng có độ bảo mật cao nhất, ngoại trừ Bitcoin.
Mục đích cao nhất của Blockchain là tính phi tập trung, nơi quyền lực thuộc về tay người dùng và không còn phụ thuộc vào bên thứ ba. Đó là lý do giải pháp Layer 2 được chú trọng vì sẽ được thừa hưởng tính bảo mật của Ethereum. Kể cả có nhiều Blockchain thành công khác như BSC hay Solana thì Ethereum vẫn giữ vững ngôi vương vì mục tiêu của người dùng là hướng tới một thế giới phi tập trung.
Tựu chung lại Ethereum vẫn đang giữ vị thế dẫn đầu. Do đó, các giải pháp giúp nâng cao chất lượng Ethereum vẫn nhận được rất nhiều sự chú ý của cộng đồng và có tiềm năng phát triển lớn trong tương lai.
Các dự án Layer 2 nổi bật
Dự án Layer 2 nổi bật nhất có thể kể tới các Rollup. Rollup là các giải pháp mở rộng quy mô Layer 2 thực hiện hoạt động giao dịch ngoài chuỗi khối Ethereum chính, nhưng vẫn đăng dữ liệu giao dịch lên Layer 1.
Rollup có 3 thuộc tính:
- Các giao dịch được thực hiện bên ngoài Layer 1 (giảm phí gas).
- Dữ liệu và bằng chứng giao dịch nằm ở Layer 1 (duy trì bảo mật).
- Một hợp đồng thông minh tổng hợp được tìm thấy ở Layer 1, có thể thực thi giao dịch thích hợp trên Layer 2 bằng cách sử dụng dữ liệu giao dịch được lưu trữ trên Layer 1.
Cuối cùng, Rollup yêu cầu những người dùng đặt cọc vào hợp đồng thông minh tổng hợp, điều này khuyến khích người dùng xác minh và thực hiện các giao dịch một cách chính xác.
Rollup rất hữu ích vì chúng giảm phí và tăng thông lượng giao dịch. Có 2 loại Rollup với các biện pháp bảo mật khác nhau, đó là:
- Optimistic rollup
- Zero-knowledge rollup
Optimistic Rollup (OR)
Optimistic rollup nằm song song với Ethereum Mainnet ở lớp 2 và không thực hiện bất kỳ phép tính nào (phương trình toán học) theo mặc định. Thay vào đó, sau khi giao dịch hoàn tất, OR gửi trạng thái xác minh giao dịch mới đến Ethereum Mainnet. Các giao dịch OR được ghi vào chuỗi khối Ethereum, tối ưu hóa hơn nữa các giao dịch bằng cách giảm chi phí gas.
Ưu điểm:
- Phí gas thấp
- Tăng thông lượng
- Bảo mật (được đảm bảo bởi Ethereum Mainnet)
Nhược điểm:
Thời gian rút tiền lâu (có thể kéo dài hàng tuần). Nếu một giao dịch gian lận được phát hiện, OR sẽ tự động bật chế độ chống gian lận và chạy tính toán của giao dịch, dẫn đến thời gian rút tiền sẽ mất khá lâu.
Zero-knowledge rollup
Zero-knowledge rollup (ZK rollup) tạo ra bằng chứng mật mã được gọi đơn giản là SNARK. Đây là bằng chứng hợp lệ và được đăng lên Ethereum Mainnet. Hợp đồng thông minh của ZK lưu trữ dữ liệu tất cả các lần chuyển trên lớp 2 và dữ liệu chỉ có thể được chỉnh sửa với bằng chứng hợp lệ. Chức năng này giảm chi phí giao dịch do dữ liệu ít được đưa vào hơn.
Ưu điểm:
- Chuyển khoản gần như tức thì.
- Không dễ bị ảnh hưởng bởi các cuộc tấn công.
- An toàn và phi tập trung.
Nhược điểm:
- Các bằng chứng về tính hợp lệ là cực kỳ khó tính toán cho các ứng dụng nhỏ hơn với ít hoạt động trên chuỗi hơn.
- Người dùng có thể ảnh hưởng đến thứ tự giao dịch.
- Một số bản sao lưu không cung cấp hỗ trợ Máy ảo Ethereum (EVM)
>> Xem thêm: Zk Rollup là gì? So sánh ZK rollup vs Optimistic Rollup
Hy vọng qua bài viết trên bạn đã hiểu rõ Layer 2 là gì. Những giải pháp lớp 2 của Ethereum có tiềm năng phát triển cực lớn, luôn duy trì tất cả các biện pháp an toàn được sử dụng trên Ethereum Mainnet trong khi vẫn có thể giao dịch nhanh chóng và giảm chi phí cho người dùng.
FAQ
Dự đoán tương lai Layer 2 như thế nào?
- Trong tương lai, các chuyên gia dự đoán rằng Layer 1 Ethereum sẽ hoạt động như một lớp bảo mật, còn Layer 2 sẽ dành cho mọi hoạt động của người dùng.
- Sidechain vẫn sẽ phát triển song song với Layer 2 vì chi phí trên Sidechain thấp hơn nhiều so với Layer 2. Một số mảng không yêu cầu quá cao về tính bảo mật như mảng gaming chẳng hạn.
- Khả năng cao các Layer 2 sẽ ra mắt token để thu hút các nhà đầu tư.
Nhược điểm của Layer 2 là gì?
Mặc dù layer 2 có thể tương thích với EVM nhưng điều này không có nghĩa là các Dev có thể dễ dàng phát triển trên Layer 2 như ở trên Layer 1. Các Dev vẫn phải hiệu chỉnh sản phẩm và điều này cũng phần nào ảnh hưởng tới việc phát triển Layer 2.
Việc có nhiều Layer 2 sẽ làm phân mảnh thanh khoản trong khi các chuyên gia chưa có nhiều giải pháp về Cross-chain bridge. Điều này là một trở ngại lớn vì tính thanh khoản có thể được coi là huyết mạch của bất kỳ thị trường giao dịch tiền tệ nào.
CEEK coin là gì? Thông tin mới nhất về dự án CEEK (2022)
22 Tháng Một 2022ICO coin là gì? 3 thông tin phải biết trước khi quyết định đầu tư
28 Tháng Một 2022Hướng dẫn tham quan Xayla Sanctuary trong The Sandbox
20 Tháng Sáu 2022DeFi là gì? Tổng hợp thông tin nhà đầu tư cần biết về DeFi
23 Tháng Ba 2022ERC20 là gì? Hướng dẫn cách tạo ví ERC20 đơn giản, nhanh chóng nhất
02 Tháng Ba 2022CBDC là gì? Chi tiết về tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung Ương (2023)
06 Tháng Một 2023Ethereum là gì? Những điều cần biết về tiền ảo Ethereum (2022)
07 Tháng Một 2022Binary Option là gì? Cách chơi Binary Option từ A-Z
26 Tháng Hai 2022Tổng quan về StarMon Metaverse: đồng coin, cách chơi,…
12 Tháng Hai 2022