Kiến thức

IEO là gì? Chi tiết về hình thức gọi vốn hiệu quả nhất 2022

Binh

28 Tháng Một 2022

Dù bạn là nhà đầu tư hay doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Crypto thì đều nên biết IEO là gì, có ưu và nhược điểm ra sao. Bởi lẽ, đây là một trong những hình thức kêu gọi vốn tốt nhất hiện nay. Trong bài viết này, hãy cùng bePAY khám phá mọi thông tin xoay quanh IEO. 

Tổng quan về IEO

IEO là gì?

Bạn đã biết IEO là gì? IEO, viết tắt của Initial Exchange Offering, nghĩa là “Phát hành coin lần đầu trên sàn giao dịch tập trung”, được biết đến như một hình thức gọi vốn cộng đồng (crowdfunding) thông qua việc chào bán trực tiếp token cho những người tham gia. 

Ở đây, các sàn giao dịch tiền mã hóa sẽ thay mặt cho chủ sở hữu dự án hoặc nhà phát hành Token để gây quỹ, kêu gọi vốn từ cộng đồng người dùng. Bù lại, họ nhận được một khoản phí tương ứng, hoặc đã niêm yết từ trước hoặc là một phần “doanh thu” từ việc bán mã thông báo.

ieo-la-gi

IEO là gì?

Tuy nhiên, trước khi có cơ hội được lên sàn, các dự án thường phải trải qua những cuộc thẩm định và kiểm tra kỹ lưỡng nhằm đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư cũng như uy tín của các sàn này. 

Quy trình thực hiện một dự án IEO

Sau khi đã hiểu IEO là gì, chúng ta cùng đến với quy trình triển khai chúng. Một dự án IEO thường được thực hiện qua 4 bước sau:

  • Bước 1: Định hướng dự án

Cũng giống như bất kỳ dự án kêu gọi vốn nào khác, việc định hướng là yêu cầu tiên quyết trước khi khởi chạy IEO. Các nhà phát triển cần tập trung vào hai vấn đề, một là xây dựng dự án Blockchain có tiềm năng phát triển. Đây là chìa khóa để quyết định sự thành công của cả dự án nói chung và quá trình gọi vốn qua Initial Exchange Offering nói riêng.

Hai là lập kế hoạch “Phát hành coin lần đầu trên sàn giao dịch tập trung” một cách phù hợp. Hãy dành thời gian để xác định: Nên phát hành token trên sàn nào? Tỷ lệ phân bổ token ra sao?… Đây là những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả IEO.

  • Bước 2: Xây dựng thông tin dự án trong Whitepaper

Whitepaper được biết đến là nơi cung cấp cho nhà đầu tư đầy đủ và chi tiết nhất các thông tin liên quan tới dự án. Một dự án muốn tạo ra sức hút không những cần có định hướng phát triển giàu tiềm năng mà còn cần cả khả năng thuyết phục cộng đồng tham gia. Đây chính là lý do việc xây dựng nội dung trong Whitepaper phải đảm bảo chính xác, đầy đủ, mạch lạc, có sự hấp dẫn.

quy-trinh-thuc-hien-du-an-ieo

Quy trình thực hiện một dự án IEO

>> Xem thêm: Whitepaper là gì? Cách đánh giá Whitepaper trong Crypto

  • Bước 3: Sàn giao dịch tập trung (CEX) thực hiện thẩm định và lên danh sách

Như đã chia sẻ, CEX sẽ tiến hành quá trình thẩm định, kiểm tra và đánh giá toàn diện về dự án. Chỉ những cái tên đảm bảo được các yêu cầu đưa ra mới được phép lên danh sách tại sàn. Đây được xem là điểm khác biệt cơ bản giữa IEO vs ICO (Đợt phát hành coin đầu tiên).

  • Bước 4: Truyền thông và quảng cáo

Bản thân các sàn giao dịch tập trung thường đã sở hữu một lượng người dùng nhất định. Tuy nhiên, như vậy là chưa đủ, ít nhất là với thành công của bất kỳ dự án IEO nào. Không có một khuôn mẫu cố định nào cho việc truyền thông, quảng cáo dự án. Mỗi đơn vị chủ quản sẽ phù hợp với những kế hoạch khác nhau. Song, mục tiêu hướng tới chính là tiếp cận được tối đa nhà đầu tư tiềm năng và chuyển sự tiềm năng thành vốn thực tế.

So sánh IEO vs ICO

Sự khác biệt giữa ICO với IEO là gì? ICO (Initial Coin Offering) cũng là một hình thức kêu gọi vốn từ cộng đồng thông qua việc “phát hành coin đầu tiên” và được sử dụng nhiều trong lĩnh vực Crypto. Theo đó, dự án sẽ phát triển một token riêng và xây dựng tỷ giá cụ thể. Ngược lại, nhà đầu tư góp vốn sẽ nhận được một lượng token tương ứng với số tiền bỏ ra. 

Như vậy, điểm khác biệt lớn nhất giữa IEO vs ICO chính là vai trò của các sàn giao dịch. Với ICO, bên thứ ba này đơn thuần chỉ là một “địa điểm” thực hiện gọi vốn. Nhà đầu tư muốn tham gia sẽ phải làm việc trực tiếp với chủ dự án. Đồng nghĩa, toàn bộ quá trình thẩm định của một công ty để xác minh danh tính khách hàng (KYC/AML) và mua token đều do hai bên thực hiện với nhau, gần như không có sự tác động nào của sàn giao dịch.

Ngược lại, với IEO, các sàn thực hiện quản lý gần như toàn bộ quy trình. Để tham gia mua IEO, nhà đầu tư phải mở sẵn một tài khoản giao dịch trên sàn đó, hoàn thành các bước xác minh KYC/ AML và sở hữu sẵn một lượng tiền mã hóa hỗ trợ (BTC, ETH, USDT,…) cũng như chờ tới ngày mở bán để thực hiện lệnh mua. Như vậy, quyền lợi và trách nhiệm của bên đầu tư và bên chủ quản được đảm bảo cân bằng hơn.

so-sanh-ieo-vs-ico

So sánh IEO vs ICO

Với khác biệt kể trên, dễ nhận thấy lợi thế của IEO vs ICO là:

  • Đảm bảo tốt hơn quyền lợi cho nhà đầu tư 

Đồng ý rằng, việc quyết định rót vốn vào dự án là sự “thuận mua vừa bán” giữa nhà đầu tư với chủ dự án. Tuy nhiên, với ICO, trách nhiệm của các đơn vị phát hành token đang chưa thực sự rõ ràng. Nhất là trong bối cảnh hiện nay khi rất ít cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đứng ra xác nhận thông tin liên quan tới dự án (vì thị trường Crypto chưa được hợp pháp hóa ở hầu hết các quốc gia). Điều đó đặt ra lo ngại về tiềm năng phát triển của dự án và nếu thất bại, nhà đầu tư sẽ gần như mất trắng.

Với IEO, việc có một sàn giao dịch trực tiếp đánh giá, thẩm định dự án giúp phần nào hạn chế được nguy cơ kể trên. Dù không thể đảm bảo tuyệt đối nhưng rõ ràng là đủ để khiến nhà đầu tư cảm thấy an tâm hơn khi rót vốn.

  •  Giúp các sàn giao dịch mở rộng hơn cộng đồng người dùng 

Việc đóng góp vai trò lớn hơn trong các dự án IEO không chỉ giúp tăng cường sự kết nối giữa các nhà đầu tư với chủ quản thực hiện, mà còn nâng cao uy tín và hình ảnh của chính sàn giao dịch ấy. Họ sẽ thu hút được lượng người dùng lớn hơn, xây dựng được cộng đồng bền vững hơn mà vẫn có thể thu về các khoản phí liên quan. 

Ngược lại, nếu như dự án thất bại hoặc có những dấu hiệu lừa đảo, chắc chắn vị thế của sàn phụ trách sẽ lao dốc, thậm chí là xuống tới mức thấp hơn trước khi “index”.

  • Chủ quản dự án giảm bớt gánh nặng chi phí

Đầu tiên, chủ quản dự án có thêm lựa chọn về hình thức kêu gọi vốn bên cạnh ICO hay IPO…

Thứ hai, các chi phí liên quan tới niêm yết trên sàn và nhất là Marketing có thể được giảm đi đáng kể nhờ tận dụng được cộng đồng người dùng của sàn giao dịch. Điều này đặc biệt quan trọng với các “Project” thiếu đội ngũ Marketing chuyên nghiệp.

Nhìn chung, hình thức gọi vốn IEO đã và đang dần thay thế ICO, được cả nhà đầu tư và đơn vị chủ quản dự án ưa chuộng.

>> Xem thêm: ICO coin là gì? 3 thông tin phải biết trước khi quyết định đầu tư

Ưu, nhược điểm của IEO là gì?

Chúng ta hãy tìm hiểu những ưu và nhược điểm nổi bật của IEO là gì?

Ưu điểm của IEO

  • Các dự án IEO có tính bảo mật cao

Điều này chủ yếu đến từ quá trình thẩm định, kiểm tra dự án mà các sàn giao dịch thực hiện. Bên cạnh đó, bất cứ ai muốn tham gia rót vốn cũng phải thực hiện xác minh KYC/ AML. Như vậy, kể cả phía đơn vị thực hiện dự án lẫn nhà đầu tư đều trải qua những vòng “sơ tuyển” nhất định, mang đến tính bảo mật tốt hơn và hạn chế nguy cơ gian lận trong cả quy trình.

  • Tính thanh khoản của các dự án IEO cao

Bởi có được sự tin tưởng của cả bên mua và bên bán cũng như hứa hẹn tiềm năng phát triển không hề nhỏ nên tính thanh khoản của các dự án Initial Exchange Offering tương đối cao, ít nhất là khi so với ICO. Nhờ đó, nhà đầu tư dễ dàng thực hiện các giao dịch mua IEO hay trading với các token thuộc những dự án này.

uu-nhuoc-diem-cua-ieo-la-gi

Ưu điểm của IEO là gì?

Nhược điểm của IEO

Khi so với các hình thức gọi vốn khác, nhược điểm của IEO là gì? Đó chính là:

  • Chi phí triển khai vào tham gia đầu tư các dự án IEO tương đối cao.
  • Quyền kiểm soát của nhà đầu tư và đơn vị triển khai bị hạn chế.
  • Các rủi ro tiềm ẩn khác, nhất là vấn đề pháp lý và nguy cơ dự án thất bại.

Một số kinh nghiệm đầu tư IEO

Các bước đầu tư vào dự án IEO

Bạn có biết các bước đầu tư vào một dự án IEO là gì?

  • Bước 1: Kiểm tra, đánh giá thông tin về dự án như lĩnh vực thực hiện là gì, đơn vị nào chủ quản, tiềm năng phát triển ra sao,… 
  • Bước 2: Kiểm tra, đánh giá sàn giao dịch triển khai IEO.
  • Bước 3: Đăng ký tài khoản sàn và thực hiện KYC (Know Your Customer) theo yêu cầu.
  • Bước 4: Kiểm tra và nạp tiền điện tử vào tài khoản sàn.
  • Bước 5: Mua token dự án để đầu tư.

Một số tiêu chí lựa chọn sàn IEO dành cho nhà đầu tư

  • Mức độ uy tín và giá trị thương hiệu sàn IEO

Giả sử bạn đang “nhắm” tới Binance, hãy tìm hiểu IEO Binance là gì, hoạt động được bao nhiêu năm,… Nhìn chung, một số cái tên để tham khảo như Binance, ZB, Okex, Bithumb, Huobi, Hitbtc, Upbit.

  • Tham khảo từ cộng đồng người dùng và khối lượng giao dịch của sàn

Đây là kênh đánh giá sàn vô cùng hiệu quả. Việc tham khảo những phản hồi từ cộng động người dùng về chất lượng dịch vụ sàn sẽ mang đến cái nhìn tiệm cận nhất, trực quan nhất. Tương tự, khối lượng giao dịch cũng vậy nhưng cần lưu ý số liệu hoàn toàn có thể bị khai khống so với thực tế.

  • Số lượng dự án IEO thực hiện thành công trên sàn

Một lần nữa, tiêu chí này thực sự quan trọng vì không chỉ cho thấy chất lượng chuyên môn của sàn mà còn quyết định đến sự thành công của việc đầu tư. Mặt khác, chính những sàn có sự đánh giá, thẩm định tốt về tiềm năng của dự án cũng giúp nhà đầu tư tiết kiệm đáng kể thời gian phân tích, chọn lựa danh mục rót vốn.

kinh-nghiem-dau-tu-du-an-ieo-la-gi

Một số kinh nghiệm đầu tư IEO

  • Đồng tiền mã hóa của sàn

Đồng tiền mã hóa của IEO Okex, IEO Bithumb hay IEO Binance là gì? Hiện nay, gần như mỗi sàn giao dịch đều sở hữu một loại coin riêng, được tối ưu hóa cho các giao dịch tại sàn. Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ không phải loại tiền mã hóa nào cũng có tính thanh khoản cao hay dễ dàng tìm kiếm. Vì thế, đừng ngần ngại lựa chọn các sàn giao dịch sử dụng token chất lượng như Binance với BNB, Huobi với HT,…

IEO không chỉ là một hình thức gọi vốn hiệu quả mà hơn thế, IEO chứng tỏ xu thế đầu tư vào Crypto đang ngày một mạnh mẽ hơn. Với bài chia sẻ này, hy vọng rằng bạn đã hiểu rõ hơn IEO là gì, có những đặc điểm nào để xây dựng kế hoạch đầu tư phù hợp. Ngoài ra, hãy nhớ theo dõi blog của bePAY để cập nhật liên tục về thị trường crypto.

FAQ

Các dự án IEO có lừa đảo không?

IEO là một hình thức huy động vốn đang ngày được ưa chuộng hiện nay. Tuy nhiên, dù cả như vậy thì các dự án triển khai phương thức này vẫn có khả năng lừa đảo nhà đầu tư. Song, tỷ lệ này được hạn chế tối đa nhờ vai trò kiểm định, đánh giá trước đó của các sàn giao dịch.

Nên chọn sàn giao dịch thực hiện IEO nào?

Ngày càng có nhiều các sàn giao dịch triển khai tính năng IEO cho các dự án. Song, một số cái tên uy tín mà nhà đầu tư nên tham khảo là: Binance, Bithumb, Huobi, UpbitZB, Okex, Hitbtc.