Kiến thức

[MỚI NHẤT] Hyperledger là gì? Tổng hợp các dự án của Hyperledger

Binh

28 Tháng Một 2022

Hyperledger được xem là một trong những dự án Blockchain đặc biệt nhất khi không tập trung vào việc tạo ra một đồng tiền mã hóa riêng cũng như gọi vốn qua ICO. Vậy, bạn đã biết Hyperledger là gì, có những điểm nổi bật nào khác? Tất cả sẽ được bePAY chia sẻ qua bài viết sau.

Tổng quan về Hyperledger

Dự án Hyperledger là gì?

Hyperledger là một dự án mã nguồn mở được xây dựng vào tháng 12/2015 bởi Linux Foundation và hỗ trợ bởi những công ty hàng đầu thế giới như IBM, Intel và SAP. Định hướng của Hyperledger là thúc đẩy công nghệ Blockchain song song với nền công nghiệp hiện đại, thông qua việc phát triển sự kết nối, cộng tác giữa các sổ cái phân tán dựa trên công nghệ Chuỗi khối.

Vì thế, Hyperledger là một dự án mang tính toàn cầu, nhất là sự hợp tác giữa những doanh nghiệp và tổ chức trong ngân hàng, tài chính, Internet of Things, chuỗi cung ứng, sản xuất và công nghệ. Từ việc “connecting” sổ kế toán mở và tiêu chuẩn hóa các cơ sở mã, dự án có thể mang đến những kết quả kinh doanh hữu hình, cụ thể.

Với sự có mặt của Linux Foundation, Hyperledger còn hướng tới việc cũng cho phép cộng đồng các nhà phát triển toàn cầu có thể làm việc cùng nhau cũng như chia sẻ ý tưởng, cơ sở hạ tầng, mã code,… để mang tới những sự hoàn thiện tốt nhất.

du-an-Hyperledger-la-gi

Dự án Hyperledger là gì?

Hyperledger hướng tới mục tiêu gì?

Để hiểu rõ hơn mục tiêu của Hyperledger là gì, chúng ta cùng đến với một số thông tin dưới đây.

Dự án tập trung vào việc thúc đẩy sự hợp tác giữa các ngành công nghiệp thông qua sự phát triển, kết nối các Blockchain hay sổ cái phân tán như đã chia sẻ.

Tuy nhiên, không đơn giản là việc tạo ra sợi dây liên kết thông thường, dự án còn tập trung vào việc cải thiện hiệu suất và khả năng bảo mật của toàn hệ thống này so với từng sản phẩm hay nền tảng tiền điện tử tương đương. Qua đó, chúng có khả năng hỗ trợ thực hiện ngay cả những giao dịch kinh doanh toàn cầu vốn được các công ty lớn công nghệ, tài chính, chuỗi cung ứng hàng đầu rất quan tâm.

Để làm điều đó, Hyperledger sẽ tích hợp các giao thức cũng như tiêu chuẩn mã nguồn mở độc lập, thông qua một “khuôn mẫu” dành cho các mô-đun cụ thể được sử dụng. Chúng bao gồm Blockchain với cơ chế đồng thuận tương ứng, các phương thức lưu trữ đặc thù và tất nhiên không thể thiếu dịch vụ nhận dạng, kiểm soát truy cập cùng hợp đồng thông minh.

Nhiều ý kiến cho rằng, Hyperledger sớm sẽ đi theo hướng phát triển của tiền điện tử như Bitcoin, ETH với đặc điểm riêng. Tuy nhiên, Behlendorf – nhà điều hành dự án đã khẳng định không bao giờ có chuyện đồng Crypto của Hyperledger được tạo ra.

muc-tieu-Hyperledger-la-gi

Hyperledger hướng tới mục tiêu gì?

Đầu năm 2016, dự án được “khởi công” với các đề xuất đầu tiên liên quan tới cơ sở mã (codebases) và công nghệ khác. Đây được xem là yếu tố trọng tâm và cốt lõi của toàn dự án. Một trong những đề xuất tiên phong là kết hợp một codebase với các công trình trước đó thông qua Open Blockchain của IBM và Digital Asset, Lib Consensus của Blockstream. Đề xuất này còn được gọi với cái tên Fabric (Hyperledger Fabric). 

Vào tháng 5 cùng năm, Sawtooth – một ý tưởng xoay quanh sổ cái phân phối của Intel cũng được nhen nhóm. Đến 12/7/2017, dự án đã ra mắt sản phẩm mang tên Hyperledger Fabric 1.0, sẵn sàng cho sản xuất số lượng lớn và tung ra thị trường ICO .

Cũng trong khoảng thời gian này, Tập đoàn chứng khoán Luân Đôn hợp tác với IBM nhằm tạo ra một nền tảng Blockchain được thiết kế để phục vụ việc phát hành cổ phiếu của các công ty Ý. Trong đó, Hyperledger Fabric là cơ sở cốt lõi của nền tảng này.

Tháng 8/2017, Hyperledger có thêm thành viên mới là Oracle, đồng thời dịch vụ Blockchain Cloud Service cũng được công bố ra thị trường. Tháng 9/2017, Ngân hàng Hoàng gia Canada (RBC) đã bắt đầu ứng dụng Hyperledger đối với những khu định cư liên ngân hàng của Hoa Kỳ – Canada.

Hyperledger đang thực sự nỗ lực để phát triển và ứng dụng các khối doanh nghiệp mở có tính minh bạch, đáng tin cậy và có khả năng tương tác cao. Đó là lý do tại sao nhiều công ty, tổ chức tài chính quy mô như IBM đã chọn Hyperledger Fabric làm “hạt giống” cho nền tảng Blockchain của mình. Và cũng vì thế, Hyperledger Fabric được biết đến rộng rãi như một tiêu chuẩn thực tế cho công nghệ Chuỗi khối của nhiều doanh nghiệp, mở ra một kỷ nguyên mới cho toàn mọi ngành công nghiệp hiện đại.

Tóm lại, nếu như hầu hết những dự án Blockchain tập trung vào việc tạo ra Crypto riêng, thu hút đầu tư qua ICO thì mạng lưới dự án xung quanh Hyperledger hướng tới xây dựng “xương sống” cho các ứng dụng công nghiệp phi tiền tệ có tích hợp Blockchain.

>> Xem thêm: Blockchain là gì? Bách khoa toàn thư về công nghệ Blockchain

Các tính năng của Hyperledger là gì?

  • Tính năng giao dịch bí mật – Confidential transactions

Với Confidential transactions, mọi thông tin liên quan đến giao dịch như số tiền, địa chỉ gửi/ nhận, thời gian thực hiện… đều không hiển thị công khai. Dữ liệu chỉ được chia sẻ đến những người dùng bạn thực sự muốn chia sẻ.

  • Kiến trúc “Pluggable” siêu linh hoạt

Blockchain được biết đến như một công nghệ “khép kín”, tức là có phần thiếu linh hoạt trong việc mở rộng hay kết hợp với các ứng dụng phi tập trung. 

Tuy nhiên, “Pluggable” được xem lại một giải pháp hữu hiệu khi có khả năng “hô biến” để Chuỗi khối dễ dàng tương thích hơn. Nhờ đó, thay vì phải thay đổi cấu trúc phần mềm một cách phức tạp, các ứng dụng và giải pháp công nghệ của doanh nghiệp vẫn tích hợp được công nghệ Blockchain.

tinh-nang-cua-Hyperledger

Các tính năng của Hyperledger

  • Permissioned network

Permissioned network của Hyperledger là gì? Nếu như bạn chưa biết thì Permissioned network là mạng lưới yêu cầu bạn cần có quyền truy cập để tham gia. Bất cứ ai muốn xác thực giao dịch và/hoặc tra cứu dữ liệu trên mạng đều phải được central authority (bộ phận trung tâm, chịu trách nhiệm quản lý) chấp thuận.

Đặc điểm này thực sự hữu ích đối với lĩnh vực ngân hàng, tài chính và các công ty, tổ chức khi không muốn mất đi quyền kiểm soát hoàn toàn dữ liệu của mình. 

  • Phù hợp với đa dạng ngôn ngữ lập trình

Khi xây dựng các ứng dụng với Hyperledger, nhà phát triển có thể sử dụng nhiều ngôn ngữ lập trình mà không bị giới hạn trong một ngôn ngữ duy nhất. Điều này đem đến nhiều lợi thế khi bất cứ nhà phát triển nào cũng dễ dàng “cống hiến” vào mạng lưới chung.

Bộ công cụ của Hyperledger là gì?

Bạn đã biết bộ công cụ của Hyperledger là gì? Hyperledger có 5 công cụ sau: Hyperledger Caliper, Hyperledger Cello, Hyperledger Composer, Hyperledger Explorer, Hyperledger Quilt, cụ thể:

Hyperledger Caliper

Hyperledger Caliper được biết đến là một công cụ chuẩn Blockchain và thuộc các dự án được tổ chức bởi Linux Foundation. Công cụ này cho phép người dùng đo lường hiệu suất của việc triển khai một Chuỗi khối cụ thể nào đó, thể hiện trong những báo cáo có chứa những chỉ số hiệu suất, như TPS (Giao dịch mỗi giây), độ trễ giao dịch, tài nguyên sử dụng,…

Nhờ đó, người dùng có thể đánh giá, phân tích và tối ưu dự án Blockchain được xem xét hay lựa chọn thực hiện Blockchain phù hợp với nhu cầu cụ thể. 

Hyperledger Cello

Hyperledger Cello là bộ công cụ liên quan tới mô-đun Blockchain, được tạo ra nhằm đưa mô hình triển khai mới theo yêu cầu vào hệ sinh thái Chuỗi khối. Nhờ đó, thời gian và chi phí cho việc tạo, quản lý cũng như chấm dứt các Blockchain sẽ được giảm thiểu. 

Hyperledger Cello còn mang tới khả năng hỗ trợ dịch vụ cho người dùng một cách hiệu quả và tự động trên nhiều cơ sở hạ tầng khác nhau, ví dụ: máy tính từ xa, máy ảo,…

cong-cu-cua-Hyperledger

Bộ công cụ của Hyperledger

Hyperledger Composer

Hyperledger Composer trong Hyperledger là gì? Đây là một bộ công cụ giúp tạo ra những hợp đồng thông minh, ứng dụng Blockchain một cách đơn giản và nhanh chóng. Từ đó, chủ doanh nghiệp và nhà phát triển có thể giải quyết hiệu quả hơn nhiều vấn đề kinh doanh khác nhau. 

Hyperledger Composer được xây dựng thông qua JavaScript và tận dụng các công cụ hiện đại, gồm node.js, npm, CLI cùng nhiều trình soạn thảo phổ biến nên có khả năng tạo mẫu nhanh, cho phép quản lý dễ dàng các tài sản hay dữ liệu được lưu trữ trên Chuỗi khối,…

Ngoài ra, Hyperledger Composer còn cung cấp giao diện người dùng độc đáo mang tên GUI “Playground” và được xem như điểm khởi đầu tuyệt vời cho cơ chế mới Proof of Concept.

Hyperledger Explorer

Hyperledger Explorer là là một trình tìm kiếm trong hệ sinh thái Hyperledger. Chúng được thiết kế như một ứng dụng Web thân thiện với người dùng, cho phép họ xem, gọi, triển khai hoặc truy vấn khối cũng như các dữ liệu liên quan. 

Hyperledger Quilt

Hyperledger Quilt là một công cụ hỗ trợ khả năng tương tác giữa các hệ thống sổ kế toán bằng cách thực hiện giao thức Interledger (ILP). Interledger cung cấp hoán đổi nguyên tử giữa các sổ cái và một vùng tên tài khoản duy nhất đối với tài khoản trong mỗi sổ kế toán. 

Với sự có mặt của Quilt vào Hyperledger, Linux Foundation hiện đang “kết nối” cả Interledger của Java (Quilt) và JavaScript (Interledger.js).

>> Xem thêm: Segwit là gì? 4 điều thú vị về phiên bản nâng cấp của Blockchain

Dự án vệ tinh xoay quanh Hyperledger là gì?

Hyperledger là một mạng lưới có quy mô lớn và bao gồm nhiều dự án vệ tinh. Trong đó phải kể tới Hyperledger Sawtooth, Hyperledger Fabric, Hyperledger Iroha, Hyperledger Burrow và Hyperledger Indy.

Hyperledger Sawtooth

Hyperledger Sawtooth là một bộ mô-đun Blockchain được phát triển bởi Intel, sử dụng thuật toán đồng thuận mới mang tên Proof of Elapsed Time (PoeT). Mục tiêu của dự án là xác nhận các quần thể phân phối lớn với mức tiêu thụ tài nguyên được giảm xuống tối thiểu, để xây dựng và khởi chạy các sổ cái được phân phối. 

Sawtooth cũng hỗ trợ hợp đồng thông minh của nền tảng Ethereum thông qua “seth” – một bộ xử lý giao dịch Sawtooth có tích hợp EVW Hyperledger Burrow. Ngoài hỗ trợ Solidity, Sawtooth còn sở hữu các SDK cho Python, C ++, Javascript, Rust, Java và Go.

Hyperledger Fabric

Hyperledger Fabric là một cơ sở hạ tầng Blockchain, cung cấp kiến ​​trúc mô-đun và phân định vai trò giữa các nút trong mạng lưới… 

Fabric bao gồm “Nút ngang hàng” có nhiệm vụ thực thi mã chuỗi, dữ liệu sổ kế toán được truy cập, xác nhận tính hợp lệ của giao dịch và giao diện với các ứng dụng; “Nút mạng của trình đặt hàng” đảm bảo tính nhất quán của Chuỗi khối và phân phối giao dịch đã được xác nhận.

du-an-ve-tinh-cua-Hyperledger

Dự án vệ tinh xoay quanh Hyperledger

Hyperledger Iroha

Hyperledger Iroha được lấy cảm hứng từ một số ý tưởng của các lập trình viên Nhật Bản trong quá trình xây dựng công nghệ Blockchain phục vụ một vài nhu cầu sử dụng di động. Theo đó, Iroha được triển khai bằng ngôn ngữ C ++, có hiệu suất cao hơn đối với dữ liệu nhỏ và trường hợp sử dụng mạng lưới tập trung.

Hyperledger Burrow

Hyperledger Burrow là gì? Được phát hành vào tháng 12/2014, Hyperledger Burrow là một dự án hỗ trợ tối ưu dữ liệu và giao dịch. Dự án cung cấp một máy khách Blockchain dạng mô-đun, cho phép “thông dịch” hợp đồng thông minh được xây dựng dựa trên Ethereum Virtual Machine (EVM). Burrow được viết bằng ngôn ngữ lập trình Solidity bởi các nhà phát triển phần mềm đến từ Monax và Intel.

Hyperledger Indy

Hyperledger Indy là một sổ kế toán phi tập trung, cung cấp các công cụ, thư viện để tạo cũng như sử dụng các nhận dạng kỹ thuật số dựa theo công nghệ Blockchain hoặc sổ cái khác được kết nối, tương tác và hỗ trợ. Một đặc điểm của Indy không thể bỏ qua, đó là sự hoạt động dựa trên việc giảm thiểu dữ liệu – các công ty không phải lưu trữ nhiều dữ liệu cá nhân mà có thể lưu một con trỏ chứa danh tính.

Qua bài viết trên, hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ Hyperledger là gì và những thông tin liên quan tới dự án Blochain đặc biệt này. Đừng quên theo dõi bePAY để cập nhật thêm nhiều tin tức hay hơn về thị trường Crypto. 

FAQ

Các công cụ của dự án Hyperledger là gì?

Hyperledger có 5 công cụ, đó là: Hyperledger Caliper, Hyperledger Cello, Hyperledger Composer, Hyperledger Explorer, Hyperledger Quilt.

Vai trò của Hyperledger Burrow là gì?

Hyperledger Burrow là một dự án hỗ trợ tối ưu dữ liệu và giao dịch, cung cấp một máy khách Blockchain dạng mô-đun, cho phép “thông dịch” hợp đồng thông minh được xây dựng dựa trên Ethereum Virtual Machine (EVM).