Kiến thức

GRT là gì? Chi tiết về GRT và dự án The Graph (2022)

Binh

23 Tháng Sáu 2022

Song song với việc xây dựng các nền tảng Blockchain độc lập như Bitcoin, Ethereum, Binance Smart Chain,… không ít các dự án hướng đến việc tối ưu những mạng lưới Chuỗi khối đã xuất hiện trên thị trường. Một cái tên tiêu biểu là The Graph cùng đồng tiền mã hóa GRT. Vậy GRT là gì? Graph có giải pháp nào ấn tượng? bePAY sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời thông qua bài chia sẻ ngay sau đây.

Thông tin về dự án The Graph

The Graph là gì?

Trước khi đến với câu hỏi GRT là gì, chúng ta cần hiểu rõ về The Graph. The Graph hay Graph được biết đến là dự án Blockchain phát triển một giao thức giúp tổ chức, quản lý các nguồn dữ liệu trong mạng lưới Chuỗi khối, mang đến trải nghiệm truy cập, sử dụng nhanh chóng và dễ dàng hơn cho người dùng.

Theo đó, Graph sẽ cung cấp nguồn năng lượng phục vụ rất nhiều ứng dụng tài chính phi tập trung (DeFi) cũng như các hệ sinh thái Web3. Bởi, nó cho phép mọi người tham gia mạng lưới có thể tự xây dựng, tối ưu và xuất bản các subgraph – được xem như API (Application Programming Interface) mã nguồn mở mà tất cả ứng dụng đều truy vấn được qua GraphQL (một ngôn ngữ thao tác và truy vấn dữ liệu mã nguồn mở). 

Tới nay, The Graph đang cung cấp dịch vụ lưu trữ cho nhiều ứng dụng và nền tảng DeFi nổi tiếng như Uniswap, CoinGecko, Synthetix với khối lượng truy vấn hàng tháng được xử lý vượt mốc 4 tỷ. Các dữ liệu chủ yếu liên quan tới giá của token/coin, khối lượng giao dịch theo thời gian thực và tính thanh khoản của từng loại tài sản mã hóa trên thị trường.

the-graph-la-gi

The Graph là gì?

Về cơ bản, Graph mang nhiều nét tương đồng với Google của thị trường Blockchain. Song, sứ mệnh của dự án không phải là cung cấp một dịch vụ được hỗ trợ và lưu trữ vĩnh viễn. Thay vào đó, đội ngũ phát triển muốn loại bỏ khả năng của các API, những máy chủ, cơ sở dữ liệu có tính phi tập trung và điểm SPOF (single points of failure).

Điều này sẽ tạo ra những lợi thế lớn trong quá trình đọc, truy xuất dữ liệu Blockchain nhằm phục vụ các mục tiêu khác nhau. Nhất là dữ liệu trên Chuỗi khối Ethereum hay liên quan đến NFTs vốn được nhận định là khó để tìm kiếm, tổng hợp, truy vấn. 

Đáng chú ý hơn, những nhà phát triển cá nhân hay nhóm độc lập có thể khởi chạy Graph Node dựa trên một cơ sở hạ tầng riêng biệt hoặc chủ động xây dựng dựa vào dịch vụ lưu trữ của Graph. Mặt khác, mọi người tham gia lập chỉ mục có thể đặt cọc GRT token để truy cập vào mạng lưới cũng như kiếm thêm phần thưởng khối. 

Mục tiêu và giải pháp của The Graph

Công nghệ Blockchain luôn nổi tiếng bởi khả năng đem lại sự minh bạch, công khai trong một mạng lưới có tính phi tập trung cao. Tuy nhiên, ngay cả khi những dữ liệu trên các nền tảng Chuỗi khối đều được đảm bảo yếu tố kể trên thì không dễ để người dùng phổ thông hay các nhà phát triển phần mềm truy vấn, tìm kiếm thông tin. Một cách dễ hiểu thì Blockchain tạo ra không gian Internet đặt biệt nhưng thiếu đi các công cụ truy vấn như Google, Bing,…

muc-tieu-cua-the-graph

Mục tiêu và giải pháp của The Graph

Và khi trên thị trường xuất hiện những dự án giải quyết vấn đề này thì bản thân chúng lại thường vận hành một cách tập trung. Nghĩa là, khách hàng sẽ phục thuộc rất lớn vào các sản phẩm và công cụ tìm kiếm dữ liệu khối này. Đây chính là lý do Graph được triển khai. Đội ngũ phát triển không chỉ tập trung vào bài toán xây dựng phiên bản “Google” trong lĩnh vực Blockchain mà giúp nó trở thành nền tảng công khai, mình bạch và phi tập trung.  

Bộ giải pháp mà Graph đưa ra bao gồm:

  • Tạo nên một giao thức cho phép người dùng truy cập và xây dựng các API hay subgraph)
  • Thu thập dữ liệu từ các mạng lưới Blockchain, mở đầu với Ethereum và tổ chức, sắp xếp lại theo một cấu trúc riêng.
  • Áp dụng phương thức GraphQL để truy xuất dữ liệu. Đây cũng chính là phương thức đang được nhiều thương hiệu lớn như Facebook, Pinterest, Shopify,… lựa chọn.
  • Có kế hoạch xây dựng nền tảng gồm nhiều nút mạng với tính năng đăng ký và thiết lập Graph Node. Từ đó, người sử dụng sẽ rút ngắn được thời gian truy xuất dữ liệu cũng như nhận lại nhiều tiện lợi hơn.

Các thành phần trong mạng lưới The Graph

Dưới đây là những thành phần không thể thiếu trong hệ thống của Graph:

  • Indexer: Có nhiệm vụ lập chỉ mục và xử lý truy vấn trong nền tảng. Thông qua công việc này, các Indexer sẽ nhận được một phần phí dịch vụ từ người dùng như tiền thưởng khối. Trước đó, họ cần staking (đặt cọc) một lượng tiền ảo GRT nhất định.
  • Curator: Có nhiệm vụ thông báo cho các Indexer những API nên được truy vấn trong Graph. Đồng thời, họ cũng sẽ cọc GRT token vào một Bonding Curve (mô hình giúp xác định trước giá của token) để thông báo một subgraph xác định. Lợi nhuận mà Curator thu được tỷ lệ thuận với tốc độ đưa ra thông báo subgraph và căn cứ trên lượng tiền mã hóa GRT đã staking.

thanh-phan-trong-du-an-phia-sau-grt-coin

Các thành phần trong mạng lưới The Graph

  • Delegator: Họ sẽ tham gia vào quá trình bảo mật cho mạng lưới nhưng không cần quá nhiều kiến thức và kỹ thuật chuyên môn. Delegator sẽ lựa chọn và ủy quyền cho Indexer bằng GRT token. Sau đó, họ kiếm được một phần “lãi suất” từ phí truy vấn và phần thưởng khối. 
  • Consumer: Là những người thực hiện truy vấn các subgraph để tìm kiếm dữ liệu khối và thực hiện nghĩa vụ trả phí truy vấn cho Graph (sau đó được phân phối cho Indexer, Curator và Delegator). Họ có thể là những nhà phát triển phần mềm hoặc người dùng cá nhân muốn sử dụng thông tin từ Chuỗi khối được Graph hỗ trợ. 

>> Xem thêm: Dogecoin là gì? Có thể đào Dogecoin không?

Chi tiết về đồng GRT

GRT là gì?

GRT là native token của dự án The Graph, một số thông tin chính về token này đó là:

  • Tên token: Graph token
  • Ký hiệu token: GRT
  • Nền tảng Blockchain thiết kế: Ethereum
  • Tiêu chuẩn thiết kế token GRT: ERC20
  • Lượng cung tối đa của GRT: 10,057,044,431

Tính đến 23/06/2022, theo thông tin từ Coinmarketcap, đã có 6.90 tỷ token GRT được lưu hành trên thị trường crypto. Vốn hóa thị trường đạt $746.857.704 với mức giá bán mỗi đồng tiền mã hóa GRT là $0.1082.

grt-la-coin-gi

GRT là gì?

Tỷ lệ phân bổ GRT token

Theo kế hoạch, token GRT được phân bổ với tỷ lệ sau:

  • 58% dành cho quỹ tài trợ (35% cộng đồng; 23% team phát triển và cố vấn).
  • 6% được dùng trong các chương trình mang tính đào tạo, giáo dục.
  • 9% hỗ trợ các chương trình quản lý.
  • 8% dùng làm phần thưởng cho Indexer trong các bản Testnet.
  • 1% sử dụng trong hoạt động Bounties liên quan đến Bug (phát hiện lỗi).
  • 12% dành cho các đợt Public Sale (bán GRT công khai). 
  • 6% dành cho đợt Strategic Sale (bán GRT cho các nhà đầu tư chiến lược). 

Vai trò của tiền ảo GRT

Token GRT được sử dụng với những mục đích sau:

  • Người dùng sử dụng GRT để trả phí cho các dịch vụ liên quan đến hoạt động tìm kiếm, truy vấn dữ liệu trên các Chuỗi khối được hỗ trợ. 
  • GRT đảm bảo quá trình vận hành trên Graph diễn ra trơn tru khi vừa là đồng tiền mã hóa được dùng để staking và trả thưởng cho các Indexer, Curator, Delegator. 
  • Đặc biệt, một phần GRT từ phí dịch vụ trên Graph sẽ được đốt cháy để đảm bảo khả năng thanh khoản trên thị trường. Tỷ lệ dự kiến là khoảng 1% tổng phí truy vấn.

vai-tro-cua-grt-coin

Vai trò của tiền ảo GRT

>> Xem thêm: XVG coin là gì? Bỏ túi thông tin quan trọng về XVG và Verge

Qua bài viết “GRT là gì? Chi tiết về GRT và dự án The Graph (2022)” trên đây, bạn đã hiểu hơn về dự án Graph và đồng tiền mã hóa GRT? Đừng quên để lại ý kiến cá nhân và cùng bePAY khám phá nhiều dự án Blockchain thú vị khác trong tương lai.

FAQ

Để trở thành một Indexer, cần staking tối thiểu bao nhiêu token GRT?

Theo thông tin được công bố, lượng token GRT tối thiểu mà người dùng cần staking để trở thành một Indexer là 100,000 GRT.

Có thể giao dịch token GRT trên sàn nào?

Các sàn giao dịch đang hỗ trợ mua bán, trao đổi token GRT là:

  • Binance với cặp GRT/USDT, GRT/BUSD.
  • Huobi Global với cặp GRT/USDT.
  • Gate.io với cặp GRT/USDT.