Khám phá dự án Fantom và FTM coin từ A-Z
25 Tháng Tư 2022
Chúng ta đã rất quen thuộc với nền tảng Blockchain của Bitcoin và Ethereum với những cơ chế cùng tính năng hữu hiệu. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển không ngừng của thị trường Crypto, những platform hàng đầu này đang bộ lộ một số hạn chế nhất định. Đây là lý do một số dự án mới được triển khai nhằm “soán ngôi” Chuỗi khối của BTC, ETH. Tiêu biểu là Fantom và FTM coin. Hãy cùng bePAY tìm hiểu chi tiết hơn về dự án này trong bài viết dưới đây.
Fantom là gì?
Fantom (FTM) là một dự án xây dựng nền tảng Blockchain bao gồm những sổ cái phân tán riêng biệt, dựa trên công nghệ Directed Acrylic Graph (DAG).
Cùng với việc áp dụng nguyên tắc Asynchronous byzantine fault tolerance (ABFT) giúp đạt được sự đồng thuận, một trình biên dịch đặc biệt có thể xác minh và máy ảo dựa trên đăng ký để thực hiện smart contract (hợp đồng thông minh) thì Fantom mong muốn có thể mở rộng chuỗi khối hiệu quả hơn, an toàn hơn. Đây được xem là một trong những bài toán nan giải đối với Blockchain của BTC, thậm chí cả Ethereum.
Fantom là gì?
Một số tính năng chủ đạo được hứa hẹn trong nền tảng FTM gồm có:
- Kích hoạt và khởi chạy các hợp đồng thông minh trong hệ thống của FTM dựa theo Directed Acyclic Graph và giao thức Lachesis.
- Độc lập tương đối giữa các node (nút mạng) khi các node không nhất thiết phải biết về sự hiện diện của tất cả những nút mạng khác.
- FTM đạt được thứ tự địa hình của các khối (Block) sự kiện nhờ sử dụng dấu thời gian của Lamport.
Đội ngũ phát triển Fantom và FTM coin
Fantom hội tụ đội ngũ phát triển giàu kinh nghiệm trong mảng Blockchain, tiêu biểu là:
- Ahn Byung Ik (CEO dự án)
Ahn Byung Ik đã có bằng tiến sĩ về khoa học máy tính tại Đại học Yonsei và được trao giải thưởng “the President Award for his successful IT business”. Ông cũng tích cực tham gia viết bài cho Tạp chí Fortune và nhiều lần xuất hiện trên các phương tiện truyền thông lớn của Hàn Quốc, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh.
Năm 2010, Ahn đã thành công lập nên một nền tảng công nghệ liên quan đến mảng thực phẩm, mang tên SikSin và nhanh chóng thu hút được hơn 3,5 triệu lượt tải xuống cùng 22 triệu lượt truy cập hàng tháng. Với những đóng góp của mình, Ahn Byung Ik được vinh dự đảm nhiệm vị trí chủ tịch Hiệp hội FoodTech Hàn Quốc với 90 công ty thành viên.
Đội ngũ phát triển Fantom
- Michael Kong (CIO dự án)
Michael Kong đã tham gia lĩnh vực Blockchain nhiều năm và tập trung vào quá trình phát triển các hợp đồng thông minh. Ông từng là Developer tại Block8 – một vườn ươm Blockchain có tiếng.
Michael Kong tốt nghiệp ngành Tài chính và Công nghệ thông tin ở Đại học Sydney, từng nhận giải “ Microsoft Research Prize” và là một trong những người đầu tiên xây dựng công cụ dịch ngược Ethereum cũng như tìm ra lỗ hổng của smart contract trên Chuỗi này.
- Các lập trình viên khác của Fantom: David Frauden, Quan Nguyen,…
Những thành phần chính của Fantom
Fantom được tạo nên từ những thành phần chính bao gồm:
- Chuỗi OPERA: Nhiệm vụ của chuỗi OPERA là xử lý danh sách các sự kiện không đồng bộ và không có quyền thay đổi/sửa đổi giao dịch đã được xác thực trước đó.
- Lachesis: Là một phần mềm mã nguồn mở, giúp các nhà phát triển có thể thiết kế ứng dụng P2P mà không cần có sẵn lớp mạng P2P (networking layer). Ngoài ra, Lachesis còn đồng bộ được hoạt động của nhiều máy tính nhờ kỹ thuật nhân rộng máy trạng thái (state machine replication).
Những thành phần chính của Fantom
- Story data: Một cơ chế lưu trữ và quản lý dữ liệu chuỗi thuận tiện và hiệu suất hơn.
- Story root: Được biết đến như giá trị băm, hỗ trợ cho story data theo dõi lại thông tin các giao dịch đã xác thực trước đó hoặc dữ liệu “cội nguồn” của nó.
- Ngôn ngữ hợp đồng thông minh riêng: Có chức năng tương tự SCALA, giúp triển khai các hợp đồng thông minh tại máy ảo Fantom.
>> Xem thêm: Conflux (CFX) là gì? Những điều phải biết trước khi đầu tư CFX coin
Chi tiết về FTM coin
FTM coin là đồng tiền mã hóa chính thức của nền tảng Fantom với những thông tin kỹ thuật sau:
- Ký hiệu: FTM
- Blockchain nền tảng của FTM coin: Ethereum
- Mã hợp đồng thông minh thiết kế: 0x4e15361fd6b4bb609fa63c81a2be19d873717870
- Tiêu chuẩn token FTM: ERC20
- Tổng nguồn cung tối đa: 3,175,000,000 FTM
Thuộc nhóm “Utility Token”, tiền ảo FTM có thể được sử dụng trong các vai trò như:
- Chi trả các khoản phí giao dịch trong mạng lưới Fantom.
- Tham gia hệ thống quản trị của nền tảng Fantom.
- Tham gia FTM coin staking để trở thành validator, node mạng và có cơ hội nhận thưởng sau khi hoàn tất xác thực giao dịch, tạo khối mới,…
Chi tiết về FTM coin
Tỷ lệ phân bổ của tiền ảo FTM được chia như sau:
- 3.15% FTM bán qua hình thức Seed Sale.
- 37.04% FTM bán qua hình thức Private Sale.
- 1.57% FTM bán qua hình thức Public Sale.
- 7.49% phân bổ cho team phát triển dự án.
- 12% dành cho các cố vấn của dự án.
- 6% được dùng để dự trữ.
- 32.75% được phân bổ cho Block Rewards (phần thưởng khối).
Những điểm nổi bật của Fantom và FTM coin
Những điểm nổi bật của FTM là gì? Đó là:
FTM có khả năng mở rộng Chuỗi khối cao
Ethereum đã mở ra cánh cửa mới cho công nghệ Blockchain khi tạo nên những hợp đồng thông minh, các hướng dẫn logic có điều kiện giúp ứng dụng có thể được thực thi trên bất kỳ Chuỗi khối nào. Dù vậy, nhu cầu ngày một lớn của thị trường khiến các Dapps nhiều hơn, phức tạp hơn và ngay cả nền tảng thiết kế của ETH cũng trở nên quá tải, tắc nghẽn.
Để giải quyết bài toán về khả năng mở rộng của Ethereum và các Blockchain trước đó, Fantom cung cấp cho mỗi ứng dụng phi tập trung (Dapp) một Blockchain riêng. Mỗi Chuỗi khối sẽ có tính độc lập nhất định, thậm chí sở hữu token tùy chỉnh và quy tắc quản trị tương ứng. Song, tất cả chúng sẽ đều được gắn vào Lachesis theo cơ chế đồng thuận ABFT với tốc độ cao.
Những điểm nổi bật của Fantom và FTM coin
Tính bảo mật trên Fantom được đảm bảo
Proof-of-Stake vẫn được sử dụng để tối ưu khả năng bảo vệ dữ liệu cho mạng lưới Fanton. So với Proof-of-Work, cơ chế đồng thuận bằng chứng cổ phẩn không chỉ an toàn hơn mà giúp tiết kiệm điện năng thực hiện. Đồng thời, Lachesis cũng sẽ là yếu tố quan trọng giúp nâng cao hơn nữa tính bảo mật, giúp các giao dịch không thể được hoàn lại như ở nhiều mạng lưới khác.
Người dùng có thể dễ dàng tiếp cận Fantom
Đội ngũ phát triển định hướng Fantom là một mạng lưới mã nguồn mở, không cần được cấp phép nên mọi người đều có thể tham gia cũng như làm Validator. Trong đó, điều kiện tối thiểu để trở thành “xác thực viên” cho Fantom là staking tối thiểu là 3.175.000 FTM.
>> Xem thêm: CND là gì? Tổng quan về CND và Cindicator
Tổng quan, Fantom là một dự án Crypto khá hứa hẹn. Xét riêng về giá của FTM coin 2022, đồng tiền mã hóa này cũng cho thấy những tín hiệu đầy khả quan. Và với những thông tin chia sẻ trên đây của bePAY, bạn đánh giá như thế nào về FTM và dự án Fantom. Đây có phải lựa chọn đầu tư phù hợp với kế hoạch tài chính của bạn? Đừng quên chia sẻ ngay dưới blog này.
FAQ
Ví hỗ trợ lưu trữ đồng FTM là gì?
Một số ví hỗ trợ lưu trữ đồng tiền FTM đó là:
- Ví trên sàn: Binance, FTX, Kucoin.
- Ví nóng: Trust Wallet, Binance Chain Wallet, MetaMask, Ledger.
- Ví lạnh: Trezor
Làm sao để sở hữu FTM token?
Để sở hữu FTM token, bạn có thể mua trực tiếp trên các sàn giao dịch hỗ trợ như Binance (FTM/USDT, FTM/BUSD, FTM/ETH, FTM/BTC), Kucoin (FTM/USDT). Ngoài ra, nếu có thể, hãy tham gia FTM coin staking, trở thành “xác thực viên” của hệ thống và nhận token thưởng.
Genopets token là gì? Có nên đầu tư vào game Genopets?
12 Tháng Bảy 2022YFII – Hướng đi mới cho nền tài chính phi tập trung năm 2022?
25 Tháng Hai 2022Crust Network là gì? So sánh Crust Network và Filecoin
10 Tháng Tám 2022SafeMoon Coin là gì? Dự án SafeMoon có đáng để đầu tư?
23 Tháng Sáu 2022Cocos coin là gì? Có nên đầu tư Cocos coin không?
19 Tháng Năm 2022FARM token là gì? Toàn tập về đồng FARM và Harvest Finance
01 Tháng Mười 2022Stone là gì? Toàn tập về STN coin và dự án Stone DeFi
10 Tháng Sáu 2022Polymath là gì? Từ A – Z về dự án Polymath và đồng POLY
15 Tháng Sáu 2022SOL Coin là gì? Cách tạo ví Sollet chi tiết nhất (2022)
18 Tháng Mười Hai 2021XVG coin là gì? Bỏ túi thông tin quan trọng về XVG và Verge
06 Tháng Sáu 2022