Học Thuật

Từ A-Z thông tin về Decentralized Storage nhà đầu tư cần biết

Binh

26 Tháng Hai 2022

Một trong những điểm nổi bật của Blockchain là cho phép xây dựng những mạng lưới có tính phi tập trung cao. Để làm được điều đó, các nhà phát triển đã tạo nên Decentralized Storage như một “công nghệ cốt lõi”, không thể thiếu của Chuỗi khối. Vậy, hãy cùng bePAY khám phá chi tiết về yếu tố quan trọng này.

Decentralized Storage là gì?

Decentralized Storage (DS) hay Decentralized Storage System là một hệ thống lưu trữ dữ liệu mới, mang tính phi tập cao và được hình thành cùng với công nghệ Blockchain, giúp tạo ra những khả năng chưa từng có. Cụ thể, mỗi thành phần trong hệ thống sẽ đảm nhiệm công việc ghi nhận và lưu trữ một phần thông tin của mạng lưới chung. Một điểm quan trọng khác, tất cả chúng có sự “đồng đẳng” về vai trò thay vì chịu sự kiểm soát, quản lý của bất kỳ bên thứ ba nào khác.

Rõ ràng, bản chất của DS chính là vấn đề lưu trữ và vận hành dữ liệu trong mạng ngang hàng (P2P). Đồng nghĩa, hệ thống sẽ sở hữu những ưu điểm vượt trội so với các phương thức Save-Data truyền thống.

decentralized-storage-la-gi

Decentralized Storage là gì?

Chi tiết hơn, các ổ cứng (HDD, SSD, USB) thường gây ra sự bất tiện nhất định khi sử dụng và khó để bảo quản trước tác động vật lý. Bộ nhớ đám mây tập trung (Centralized Cloud Storage) tuy giúp nâng cao trải nghiệm nhưng cần đến một máy chủ để quản lý và đặc biệt là chịu sự giám sát của các đơn vị chủ quản (Google, AWS,…).

Trong khi đó, hệ thống lưu trữ dữ liệu phi tập trung có thể giải quyết gần như triệt để những giới hạn của cả HDD, SSD, USB hay cả Cloud Storage.

Sự khác biệt giữa Decentralized với Centralized Storage

Sự khác biệt giữa Centralized với Decentralized Storage là gì?

Về Centralized Storage

Hiện nay, đa số hệ thống dữ liệu tập trung đều cần đến Internet. Nhờ đó, người dùng có thể tải lên server hoặc tải về thiết bị (máy tính, smartphone) các file thông tin như mong muốn. Với phương thức này, một nội dung nào đó không thể chuyển trực tiếp từ người sáng tác đến người có nhu cầu sở hữu, sử dụng. Tất cả sẽ đều được “dừng chân” tạm thời ở những máy chủ trung gian. Nói các khác, thông tin bạn upload sẽ đến máy chủ, được máy chủ sắp xếp và lưu trữ. Thông tin bạn download là từ máy chủ, được máy chủ xử lý và gửi về thiết bị.

Bên cạnh đó, một hệ thống mạng tập trung thường có nhiều hơn một server nhằm đảm bảo khả năng hoạt động liên tục, liền mạch và thống nhất. Hoặc nếu có vấn đề phát sinh trong quá trình gửi, nhận dữ liệu, bảo trì hệ thống, server gần nhất có thể kịp thời xử lý hay thay thế vị trí “đang trống”.

centralized-storage

Về Centralized Storage

Để nâng cao hơn nữa tính bảo mật và an toàn thông tin, các file truyền từ máy tính, smartphone tới máy chủ thường được mã hóa 128-bit theo chuẩn SSL. Sau đó, chúng có thể tiếp tục được mã hóa thành 256-bit.

Như vậy, dễ thấy bên trung gian hay các server không chỉ là kênh kết nối. Họ còn là đơn vị quản lý, giám sát dữ liệu của người dùng. Điều này, nếu không được bảo đảm sẽ đặt ra vấn đề lớn liên quan tới việc đánh cắp, lợi dụng thông tin khách hàng từ chính bên thứ ba, bên cạnh hackers.  

Về Decentralized Storage

Với Decentralized Storage, hệ thống hoạt động theo cơ chế mạng ngang hàng. Nghĩa là mỗi thiết bị (được gọi là node hay nút mạng) đều có vai trò đồng đẳng, không diễn ra sự phân quyền truy cập, quản lý dữ liệu hay bất cứ bên thứ 3 trung gian nào. Nói cách khác, dữ liệu được truyền trực tiếp từ người dùng này đến người dùng khác, tương tự cách vận hành của BitTorrent. 

Song, để đảm bảo sự bảo mật và tính riêng tư, DS có những thuật toán đặc biệt, giúp mã hóa thông tin trước khi đưa thông tin đến với bên muốn download. Đồng thời, chính họ cũng sẽ được trao một key cá nhân, đảm bảo chỉ người nắm giữ key mới có thể “unlock” được dữ liệu mã đã hóa.

decentralized-storage

Về Decentralized Storage

Khác với Centralized Storage, việc phân bổ nội dung thay vì tập trung vừa hạn chế nguy cơ bị đánh, lợi dụng dữ liệu, vừa giảm tình trạng quá tải – điều thường thấy ở các máy chủ. Bên cạnh đó, điều này giúp tốc độ xử lý và truyền tải thông tin nhanh chóng hơn đáng kể. 

>> Xem thêm: Công nghệ Blockchain 4.0 là gì? Ứng dụng Blockchain 4.0 trong thực tế

Ưu điểm của Decentralized Storage là gì?

Không chỉ giải quyết một số bài toán mà hệ thống lưu trữ dữ liệu tập trung đang gặp phải, Decentralized Storage System còn chứng tỏ được nhiều giá trị to lớn khác:

DS giúp giảm chi phí lưu trữ

Về lý thuyết, mỗi node cũng đồng thời là một server, một host của chính mình. Vì thế, tổng quan mà nói, dung lượng lưu trữ của toàn mạng lưới được cải thiện rõ rệt khi khai thác tối đa vai trò của từng nút mạng thành phần. Nếu làm tốt, thậm chí người dùng có thể được trải nghiệm mọi tính năng một cách miễn phí trên DS.

DS đảm bảo tính công bằng

Đây cũng là mục tiêu mà công nghệ Blockchain hướng đến. Với sự tham gia của hàng trăm node và không có hiện tượng “độc quyền”, cuộc cạnh đua về chất lượng dịch vụ, sự tối ưu hóa hiệu suất lưu trữ trở nên công bằng, bình đẳng hơn. Kéo theo đó, một lần nữa chi phí sử dụng hệ thống có điều kiện giảm tới dễ chịu nhất, phù hợp với đại bộ phận khách hàng.

uu-diem-cua-he-thong-luu-tru-phi-tap-trung

Ưu điểm của hệ thống lưu trữ dữ liệu phi tập trung

DS bảo đảm tính riêng tư và an toàn thông tin

Dự án Decentralized Storage nếu thành công sẽ trở thành “lớp phòng thủ” tuyệt vời trước các hackers hay cá nhân, tổ chức muốn chuộc lời từ thông tin người dùng khi họ hoạt động trên Centralized Storage System. Sẽ không một ai truy cập được dữ liệu hay thậm chí biết được bạn đang lưu trữ thông tin gì.

Thách thức của hệ thống lưu trữ phi tập trung

Tuy là một thành tố công nghệ đầy hứa hẹn nhưng bản thân hệ thống lưu trữ phi tập trung vẫn bộc lộ một số nhược điểm, cũng như gặp phải không ít thách thức trước khi thực sự được ứng dụng rộng rãi.

Đầu tiên, DS vẫn còn là một điều gì đó khá mới mẻ mà hầu hết mọi người, thậm chí cả những thành viên trong cộng đồng Crypto chưa biết hoặc hiểu rõ. Đồng nghĩa, dù một số dự án liên quan đến lĩnh vực được triển khai thì cũng không dễ để nó trở nên “viral”, chưa nói đến việc áp dụng thực tiễn.

thach-thuc-cua-he-thong-luu-tru-phi-tap-trung

Thách thức của hệ thống lưu trữ phi tập trung

Thứ hai, cũng vì khá mới nên những nghiên cứu về DS mới nằm trong giai đoạn sơ khai. Vẫn còn nhiều vấn đề phía sau hệ thống này cần được khai phá, xa hơn là tối ưu nằm đảm bảo tính hữu ích trong cuộc sống. 

Thứ ba, nằm trong thị trường Crypto, DS cũng đứng trước dấu hỏi lớn – “có nên hợp pháp hóa trên quy mô toàn cầu hay không?”. Tất nhiên, một số quốc gia không nghiêm cấm việc phát triển, ứng dụng hệ thống này. Tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại, điều này là chưa đủ để chắc chắn về sự thành công của Decentralized Storage cùng công nghệ Blockchain trong tương lai.

Cuối cùng, Chuỗi Khối và các vấn đề mang tính kỹ thuật, thuật toán liên quan vô cùng phức tạp. Do đó, bất cứ dự án nào về DS, Game Defi, NFT,… đều đòi hỏi đội ngũ DEV cần có trình độ chuyên môn cao nếu muốn bắt tay vào thực hiện.

Một số dự án Decentralized Storage nổi bật

Với những tiềm năng vượt trên cả thách thức, hệ thống lưu trữ dữ liệu phi tập trung đã và đang được triển khai trong nhiều dự án khác nhau, nổi bật như:

  • Dự án Filecoin (IPFS): Nổi bật với ứng dụng giao thức phân phối mã nguồn mở (IPFS) và một protocol truyền tải thông tin dựa trên thuật toán riêng, trả lời cho câu hỏi “đó là gì?” mà không phải “nó được lưu trữ ở đâu?”.
  • Dự án Storj (nay là Tardigrade): Được xây dựng trên nền tảng Blockchain của Ethereum với mục tiêu hàng đầu là lưu trữ dữ liệu hiệu quả nhất. 
  • Dự án PPIO: Chú trọng vào quá trình phát triển không gian lưu trữ phi tập trung và platform hỗ trợ truyền tải dữ liệu. 
  • Dự án Swarm: mang nhiều tương đồng với Storj khi tập trung xây dựng, hoàn thiện một platform lưu trữ dữ liệu phi tập trung trên web3 và Ethereum.

du-an-ppio

Dự án PPIO

>> Xem thêm: Blockchain Platform là gì? Top 5 Blockchain Platforms uy tín nhất

Tổng kết lại, sẽ cần một khoảng thời gian nữa để chúng ta, nhất là người dùng phổ thông có thể trải nghiệm những giá trị tuyệt vời mà Decentralized Storage mang lại. Song, đó là sự chờ đợi có căn cứ và đáng để thử. Còn bạn, bạn nghĩ sao về hệ thống lưu trữ phi tập trung? Hãy chia sẻ ý kiến của mình cũng như thưởng thức nhiều bài viết hay hơn trên blog của bePAY.

FAQ

Có nên đầu tư vào các dự án về Decentralized Storage không?

Đáp án là có. Song, trước khi rót tiền vào những dự án này, bạn cần tìm hiểu thật kỹ về thông tin đội ngũ phát triển, tiềm năng sinh lời để lựa chọn cái tên hứa hẹn nhất cũng như phân bổ nguồn vốn đầu tư hợp lý.

Điểm khác biệt lớn nhất giữa Decentralized với Centralized Storage là gì?

Có nhiều điểm khác biệt giữa Decentralized với Centralized Storage. Trong đó, nổi bật nhất là sự có mặt của bên thứ 3 tham gia vào hệ thống, chính là các server trong mạng lưới sử dụng hệ thống lưu trữ tập trung. Ở chiều người lại, DS không có sự hiện diện của yếu tố mang tính trung gian này, mà hoạt động và vận thành theo phương thức mạng ngang hàng – P2P.