Crypto Art – Mảnh đất hứa hay bong bóng đầu tư 2022?
19 Tháng Hai 2022
Crypto Art đang được nhắc đến ngày một nhiều hơn trong cộng đồng Blockchain và giới đầu tư tài sản mã hóa. Không ít người đã lựa chọn lĩnh vực này như một kênh tìm kiếm lợi nhuận và sinh lời cao. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng bePAY tìm hiểu chi tiết hơn về Crypto Art cũng như tiềm năng đầu tư của lĩnh vực.
Crypto Art là gì?
Crypto Art (nghệ thuật kỹ thuật số) là một lĩnh vực vừa mới vừa quen thuộc. Mới ở điểm thuật ngữ này xuất hiện gắn liền với sự bùng nổ của Blockchain, có vai trò lớn nhất là xác minh quyền sở hữu đối với tác phẩm. Quen thuộc ở điểm đây chính là lĩnh vực nghệ thuật không còn xa lạ, được tích hợp công nghệ Chuỗi khối để mang lại những giá trị tốt hơn.
Cụ thể, các tác phẩm nghệ thuật truyền thống có thể được công nhận tính xác thực và quyền tác giả, quyền sở hữu qua nghiệp vụ riêng thì tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số lại thông qua những thuật toán, công nghệ tiên tiến giúp quá trình diễn ra nhanh chóng, chính xác. Nổi bật nhất là mã token đặc biệt, đại diện cho một ID duy nhất và liên kết với tác phẩm gốc (tác phẩm mã hóa).
Bạn đã biết Crypto Art là gì?
Những bức tranh, bản điêu khắc truyền thống thường đứng trước nguy cơ bị sao chép, làm giả và bán lậu, gây ra nhiều hệ lụy. Người mua rất khó phân định đâu là thật, đâu là hàng nhái trong thời gian ngắn. Với nghệ thuật kỹ thuật số, điều này được giải quyết gần như triệt để. Mỗi tác phẩm đều là duy nhất, không sợ bị làm giả nhưng vẫn có thể tạo ra nhiều bản sao giới hạn theo nhu cầu. Đây được xem như ưu điểm hàng đầu của lĩnh vực này.
Tuy còn khá mới song thị trường Crypto Art đang sôi động hơn bao giờ hết. Hàng loạt nhà đấu giá, bảo tàng, nhà đầu tư và thậm chí các nghệ sĩ truyền thống đã bước chân vào thế giới của nghệ thuật Crypto. Ví dụ: Christie’s, phòng trưng bày Uffizi ở Ý,… Trong tương lai, chắc chắn thị trường này còn được mở rộng và phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Crypto Art và NFT
Thực tế, hai thuật ngữ này có mối quan hệ mật thiết với nhau nhưng không hoàn toàn đồng nhất. Nếu một bên có thể được xem như lĩnh vực trong đời sống – nghệ thuật kỹ thuật số thì NFT là một yếu tố gắn liền.
NFT (Non Fungible token) là một dạng tài sản kỹ thuật số, được phát triển trên công nghệ Blockchain và thể hiện dưới hình thức các thông báo mã hóa. Chúng là duy nhất, có nhiệm vụ tương tự bằng chứng xác thực các quyền và lợi ích liên quan đến tài sản gốc.
Crypto Art và NFT
Ở một khía cạnh nào đó, có thể coi NFT là công cụ hỗ trợ quá trình sáng tạo, trao đổi, mua bán các tác phẩm kỹ thuật số. Thông tin giao dịch của Crypto Art token hay Crypto Art NFT dễ dàng được lưu trữ trên những nền tảng Blockchain với tính bảo mật, an toàn cao.
Song, Non Fungible token cũng có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác, như:
- Game DeFi (Game NFT).
- Thế giới ảo (Metaverse).
- …
Nghệ thuật Crypto khác nghệ thuật truyền thống như thế nào?
Cùng thuộc lĩnh vực nghệ thuật nhưng hai “trường phái” này lại có nhiều điểm khác biệt. Đầu tiên, nghệ thuật truyền thống thường sử dụng các phương pháp thiết kế, tạo dựng thủ công nên bị giới hạn ở một số điểm: không thể hoàn tác, khó chỉnh sửa lại, khó tạo ra hai hay nhiều bản hoàn toàn giống nhau.
Ngược lại, nghệ thuật kỹ thuật số nhờ vào tiến bộ khoa học công nghệ mà dễ dàng làm được những điều trên. Quan trọng hơn, tác phẩm Crypto Art NFT có thể được nhân bản từ tác phẩm gốc mà vẫn đảm bảo giá trị ban đầu.
Nghệ thuật Crypto khác nghệ thuật truyền thống như thế nào?
Thứ hai, bên cạnh những giá trị mang tính nghệ thuật, thể hiện chất xám của người sáng tác, tương tự tác phẩm nghệ thuật truyền thống thì các bức ảnh, bức tranh dạng Crypto Art token còn có tính sở hữu, xác thực rất lớn.
Ví dụ với bức tranh “nàng Mona Lisa” của Leonardo da Vinci chỉ thực sự được định giá cao cho chỉ 1 bản gốc, các bản giả nếu bị phát hiện đều không đáng tiền. Nhưng nếu bức tranh được Crypto hóa thì các NFTs sẽ có giá trị tương đương nhau và ngang với tranh gốc.
Cần lưu ý rằng, Non Fungible token khác với hình ảnh bạn có thể download từ Internet. Chúng chỉ là sự mô phỏng, tương tự bức chân dung mô phỏng của bạn.
Thứ ba, sản phẩm nghệ thuật truyền thống cùng hệ thống trưng bày, kinh doanh xoay quanh là hữu hình, là địa điểm và không gian cụ thể, mang tính tập trung cao. Ở chiều ngược tại, thị trường nghệ thuật kỹ thuật số không bị giới hạn về khoảng cách địa lý, về thời gian.
Trong tương lai, thậm chí tất cả còn mang tính cộng đồng cao, chẳng cá nhân hay tổ chức nào trực tiếp quản lý, kiểm soát – mô hình Decentralized autonomous organization.
>> Xem thêm: TVK là gì? Tất tần tật về dự án NFT Terra Virtua (2022)
Crypto Art gặp phải thách thức gì?
Dưới đây là một số khó khăn và thách thức mà lĩnh vực nghệ thuật kỹ thuật số gặp phải:
Công nghệ Blockchain chưa thực sự hoàn thiện
Dù đã đạt được những kết quả đáng mong đợi nhưng không thể phủ nhận các nền tảng Blockchain vẫn tồn tại những vấn đề cần giải quyết. Ví dụ, bạn chưa thể lưu trữ các tệp hình ảnh độ phân giải cao trên chính Chuỗi khối, những siêu dữ liệu đều được lưu trữ off-chain, hay khả năng kết nối và tương tác giữa các platform còn hạn chế. Dẫu vậy, những điều này rất có thể sẽ được sớm khắc phục trong tương lai gần.
Những thách thức Crypto Art đang phải đối mặt
Chi phí dịch vụ khá “đắt đỏ”
Cũng từ khó khăn đầu tiên mà kéo theo câu chuyện chi phí đối với dịch vụ sáng tác, giao dịch, trao đổi,… tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số vẫn đang “đắt đỏ”. Một số dịch vụ, nếu ở phương thức truyền thống có thể miễn phí thì với NTFs lại phải bỏ ra hàng chục, hàng trăm đô la Mỹ. Đây là cản trở đối với không ít người dùng và nghệ sĩ.
Cộng đồng chưa hoàn toàn sẵn sàng
Ngày càng nhiều người biết, hiểu và sẵn sàng bước chân vào lĩnh vực Crypto Art. Nhưng tổng quan mà nói, đây vẫn là con số nhỏ trên quy mô toàn thị trường chung.
Mặt khác, hệ thống cơ sở hạ tầng, kỹ thuật liên quan như chợ NFTs, công cụ tạo NFTs,… đã xuất hiện, nổi bật như OpenSea, Art Blocks,… nhưng chúng chưa đủ sức phục vụ nhu cầu ngày một cao của khách hàng, cả về số lượng lẫn chất lượng.
Cộng đồng chưa thực sự đón nhận Crypto Art
Nguy cơ bị chiếm đoạt
Tác phẩm Crypto Art NFT có thể là lời giải tốt cho bài toán chống gian lận, chống làm giả nhưng chưa thể thoát khỏi nguy cơ bị chiếm đoạt bởi hacker. Chính xác hơn, các ví điện tử, sàn giao dịch tiền mã hóa hỗ trợ lưu trữ, giao dịch token không sở hữu mức độ an toàn tuyệt đối. Đã có những vụ việc liên quan đến lỗi hệ thống, vấn đề bảo mật trên những nền tảng này.
Tuy khó khăn và thách thức còn nhiều, nhưng không thể phủ nhận tiềm năng và cơ hội đầu tư vào NFT hay các tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số là rất lớn. Minh chứng rõ ràng nhất là doanh số bán mặt hàng này trong năm 2021 có xu hướng tăng mạnh, vượt ngưỡng 2 tỷ đô la vào tháng 9. Cùng với đó, hàng trăm dự án liên quan với đang được phát triển, thu hút ngày một nhiều nhà đầu tư chất lượng.
Một số tác phẩm nghệ thuật Crypto nổi bật
- Nyan Cat
Nyan cat hay Pop-tart Cat là một đoạn video hoạt họa, mô tả chú mèo đang bay ngoài không gian và sở hữu phần thân là chiếc bánh anh đào Pop-tart. Sau 10 năm được ra mắt, đến ngày 19/2/2021, một phiên bản mã hóa của Nyan Cat đã được tài khoản có tên Torres bán với giá 300 ETH, tương đương $590,000 tại thời điểm đó.
Một số tác phẩm nghệ thuật Crypto nổi bật – Nyan Cat
- Homer Pepe
Homer Pepe là một thẻ bài, hiển thị hình thái kết hợp giữa Pepe the Frog và Homer Simpson. Vào ngày 2/3/2021, tác phẩm này đã được đăng bán với giá 205 ETH, khoảng $320,000 cùng thời điểm.
- CryptoPunks
Đây là một bộ sưu tập gồm 10.000 gương mặt người với nhiều trạng thái, màu da, biểu cảm khác nhau và được tạo hình khá độc đáo. Tổng giá trị của bộ sưu tập tính đến 8/2/2022 ước tính đạt 2,99 triệu đô la.
Một số tác phẩm nghệ thuật Crypto nổi bật – CryptoPunks
- Bored Ape
Tương tự CryptoPunks, Bored Ape cũng là một bộ sưu tập gồm 10,000 NFT là những hình ảnh khác nhau về các chú vượn người (Ape). Riêng sản phẩm Bored Ape #8585 đã được bán với giá 2.7 triệu USD vào tháng 10/2021 và tạo nên sự quan tâm rất lớn đối với cộng đồng.
>> Xem thêm: BAYC là gì? Tại sao Bored Ape Yacht Club NFT có giá “khủng” đến vậy?
Hy vọng rằng, bài viết trên đây đã phần nào giúp bạn có cái nhìn đầy đủ hơn về Crypto Art và tiềm năng của lĩnh vực này. Bạn có đang quan tâm hay đầu tư vào các sản phẩm nghệ thuật kỹ thuật số? Hãy chia sẻ với bePAY và cùng trao đổi nhiều hơn về thị trường Crypto, NFT,… nhé.
FAQ
Có nên đầu tư vào Crypto Art không?
Câu trả lời là có. Vào tháng 9/2021, doanh số bán ra của các sản phẩm này đã vượt mốc 2 tỷ đô la Mỹ, thu hút một lượng đông đảo nhà đầu tư và các dự án mới liên quan. Dẫu vậy, bạn cần tìm hiểu thật kỹ giá trị nội tại, đánh giá thật tốt tiềm năng sinh lời của tác phẩm mình dự định đầu tư trước khi mua chúng.
Những tác phẩm nghệ thuật Crypto đáng đầu tư nhất hiện nay?
Một số tác phẩm bạn có thể tham khảo như:
- Nyan Cat
- Homer Pepe
- Bored Ape
- …
CoinGecko là gì? Hướng dẫn sử dụng CoinGecko từ A-Z
14 Tháng Năm 2022Binance Launchpad là gì? Cách “chơi” Binance Launchpad 2022
05 Tháng Năm 2022WebMoney là gì? Hướng dẫn cách sử dụng WebMoney đầy đủ nhất
24 Tháng Tám 2022[UPDATE] RAD coin là gì? Toàn tập thông tin về RAD và Radicle
10 Tháng Tám 2022Đánh giá chi tiết về PEOPLE token và ConstitutionDAO (2022)
16 Tháng Tám 2022Komodo coin là gì? Từ A tới Z về Komodo và Komodo coin (2022)
27 Tháng Tư 2022MetaGods là gì? Đánh giá game MetaGods từ A-Z
02 Tháng Ba 2022Synthetix coin là gì? Từ A-Z về Synthetix Network và SNX coin
13 Tháng Năm 2022Giải mã: NFT có phải Bitcoin hay không?
07 Tháng Năm 2022Highstreet token là gì? Chi tiết về token dự án Highstreet (2023)
07 Tháng Ba 2023