Kiến thức

Cosmos là gì? Tất tần tật thông tin về dự án Cosmos

Binh

17 Tháng Một 2022

Nếu là một nhà đầu tư Crypto, bạn nên tìm hiểu Cosmos là gì cũng như những đặc điểm xoay quanh dự án này. Đây sẽ là một trong những kênh đầu tư tiềm năng mà bạn không nên bỏ lỡ. Để có cái nhìn đầy đủ và chi tiết hơn về dự án này, hãy tham khảo bài chia sẻ sau đây của bePAY.

Dự án Cosmos là gì?

Cosmos là một dự án phát triển mạng lưới những Blockchain có khả năng giao tiếp với nhau thông qua Inter – Blockchain – Communication (viết tắt là IBC). IBC còn được biết đến là một loại giao thức với khả năng tương tác dựa trên sự mô phỏng TCP/IP để truyền dữ liệu một cách an toàn.

Như vậy, Cosmos chính là một mạng lưới phân quyền với khả năng kết nối những Blockchain độc lập, nhằm mở rộng quy mô cũng như khả năng tương tác giữa những Blockchain này. Nhờ đó, người dùng và nhất là nhà phát triển có thể khai thác tối đa những giá trị từ các nền tảng Chuỗi khối khác nhau cũng như ứng dụng xoay quanh chúng. Ví dụ Binance coin (BNB), Cosmos Hub (ATOM), Thor Chain (RUNE), TERRA (LUNA),…

du-an-cosmos-la-gi

Dự án Cosmos là gì?

Cũng như Cross-Chain bridge, Cosmos đang cố gắng giải quyết bài toán về sự “độc lập tác chiến” của từng mạng lưới sử dụng công nghệ Chuỗi khối. Trong khi sự kết nối giữa chúng có thể tạo ra bước đột phá về công nghệ cũng như thị trường Crypto. Vì thế, dự án Cosmos được xem như lời giải tuyệt vời cho một trong những vấn đề phức tạp nhất của Blockchain ở thời điểm hiện tại.

Theo đó, Cosmos Hub Crypto hay Cosmos Hub, còn được gọi là “Gaia”, đã chính thức lên sàn vào ngày 14 tháng 3 năm 2019. Đây cũng được xem là “sản phẩm” đầu tiên của dự án – một nền tảng Bockchain sử dụng đồng token gốc là ATOM.

Bạn có thể hình dung, Cosmos Hub Crypto như một trung tâm chính định tuyến tất cả giao dịch và dữ liệu giữa các mạng lưới Blockchains trong Cosmos, tương tự như một trung tâm thương mại với nhiều cửa hàng buôn bán bên trong. Để nâng cao khả năng quản lý và bảo mật thông tin, Cosmos Hub sử dụng Proof of Stake. (POS) của Byzantine (BFT) với tên gọi là Tendermint. 

Cấu trúc của Cosmos Hub

Về mặt cấu trúc kỹ thuật, Cosmos Hub gồm các phần chính:

Tendermint Core

Tendermint Core của Cosmos là gì? Đây là một công cụ Blockchain được xây dựng và phát triển bởi Byzantine (BFT), tích hợp với thuật toán đồng thuận POS với vai trò nâng cao khả năng chống gian lận cho toàn bộ hệ thống. Tendermint Core phù hợp với các mạng lưới Blockchain công khai và riêng tư, cung cấp tính hữu hạn và bảo mật ngay lập tức cũng như ưu tiên sự an toàn dữ liệu.

Cho tới hiện nay, việc xây dựng một Chuỗi khối yêu cầu cần có ba lớp gồm mạng, đồng thuận và ứng dụng. Đã có những nền tảng như Go-Ethereum đơn giản hóa việc phát triển những ứng dụng phi tập trung thông qua sự cung cấp một “Chuỗi khối máy ảo” – nơi bất kỳ ai cũng có thể triển khai thuật toán tùy chỉnh dưới dạng Hợp đồng thông minh. 

tendermint-core-cua-cosmos

Tendermint Core của Cosmos

Dẫu vậy, nhìn chung thì đó vẫn là sự tối giản chưa hoàn hảo khi Go-Ethereum vẫn là một công nghệ nguyên khối, rất khó để phân tách và tùy chỉnh cho việc phát triển ứng dụng xoay quanh. Đây là lúc Tendermint cho thấy được vai trò của mình.

Tendermint do nhà phát triển Jae Kwon xây dựng vào năm 2014. Sau đó được Byzantine áp dụng, trở thành giải pháp “đóng gói” các lớp mạng và đồng thuận của một nền tảng Blockchain thành một công cụ chung. Tendermint BFT cho phép lập trình viên tập trung phát triển ứng dụng thay vì giao thức phức tạp. Nhờ đó, họ tiết kiệm một lượng lớn thời gian và công sức.

Công cụ Tendermint BFT được kết nối với ứng dụng thông qua một giao thức ổ cắm và tương thích với bất kỳ ngôn ngữ lập trình nào, có tên gọi là “Giao diện chuỗi khối ứng dụng” – ABCI. 

Cosmos SDK 

Cosmos SDK là công cụ giúp đẩy nhanh tiến trình xây dựng các DApps (ứng dụng phi tập trung) tương thích với từng nền tảng Blockchain, dựa theo các nguyên tắc chính:

  • Tính mô-đun: Mục tiêu mà Cosmos SDK hướng đến là tạo ra một hệ sinh thái các mô-đun cho phép nhà phát triển dễ dàng tạo ra những Blockchains dành riêng cho ứng dụng. Nhờ vậy, bất kỳ ai cũng có thể tạo và sử dụng mô-đun cho Cosmos SDK một cách nhanh chóng, dễ dàng. Khi mạng lưới Cosmos phát triển, hệ sinh thái của các mô-đun SDK cũng sẽ mở rộng, mang đến khả năng xây dựng và hoàn thiện nền tảng Blockchain đầy thuận lợi hơn.
  • Tính bảo mật dựa trên khả năng: Tính năng này tập trung vào việc hạn chế ranh giới bảo mật và nâng cao khả năng kết hợp giữa các mô-đun, mà vẫn đảm bảo ngăn chặn được những tương tác độc hại hoặc không mong muốn. 
  • Giao diện của ứng dụng Blockchain – ABCI: ABCI là một công cụ “phiên dịch” ngôn ngữ lập trình, cho phép các nhà phát triển kiến thiết ứng dụng của Blockchain bằng bất kỳ ngôn ngữ nào. Đây cũng là giao diện kết nối giữa Tendermint Core và Cosmos SDK.

cau-truc-cua-cosmos-hub

Cấu trúc của Cosmos Hub

>> Xem thêm: Chain bridge là gì? 4 thông tin về “Con đường tơ lụa” trong Crypto

Khả năng kết nối – Connecting Blockchains Together (IBC)

Khả năng kết nối giữa các Chuỗi khối được thực hiện thông qua một giao thức Truyền thông giữa các chuỗi khối mang tên IBC. IBC tận dụng thuộc tính của cơ chế đồng thuận Tendermint, cho phép các chuỗi dễ dàng đồng nhất việc chuyển giao giá trị (mã thông báo) hoặc dữ liệu qua lại với nhau.

Cơ chế đồng thuận Tendermint

Như đã chia sẻ, Tendermint là thuật toán đồng thuận Proof of Stake. Vậy, tính năng mà Tendermint mang lại cho Cosmos là gì?

  • Khoảng an toàn là 1/3 của trình xác nhận dữ liệu.
  • Khả năng tương thích với đa dạng các nền tảng Blockchain.
  • Độ an toàn và tính nhất quán mang lại cho hệ thống cao.
  • Tối ưu thời gian giao dịch tài chính, chỉ dưới 3 giây.

Hoạt động dựa trên POS, Tendermint cũng có những phần thưởng trao cho người tham gia xác thực và được ủy quyền dưới dạng token ATOM. 

Tuy nhiên, về mặt lý thuyết, mạng COSMOS là một “không gian” chung của rất nhiều nền tảng Blockchain khác nha, nên việc bạn nhận được các token khác ngoài ATOM là hoàn toàn có thể.

Vai trò của Cosmos là gì?

Một vấn đề được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm – vai trò thực tế của Cosmos là gì? Hãy cùng bePAY điểm qua những vai trò chính dưới đây của mạng lưới này. 

Tạo tính liên kết và tương tác giữa các nền tảng Blockchain

Tương tự như Cross-Chain bridge, Cosmos là một cây cầu kết nối giữa các mạng lưới sử dụng Blockchain. 

Về cơ bản, chúng hoạt động độc lập với quy trình, cơ chế và thuật toán riêng biệt nên khó có thể giao tiếp. Khi đó, Cosmos sẽ đảm nhiệm vai trò “hợp nhất” để tạo một sức mạnh lớn hơn, khả năng tối ưu và hoàn thiện cao hơn của công nghệ Chuỗi khối.

Song, sự khác biệt giữa Cross-Chain bridge với Cosmos ở chỗ, phương thức hoạt động của Cosmos dựa trên IBC và mang lại khả năng kết nối đa nền tảng cùng lúc hơn. 

vai-tro-cua-cosmos-la-gi

Vai trò của Cosmos là gì?

Khả năng mở rộng và phục vụ nhiều mục đích giao dịch

Một hướng đi mà nhiều nền tảng Blockchain, kể cả Bitcoin và Ethereum đều quan tâm là đáp ứng đa dạng các nhu cầu giao dịch, từ những giao dịch tài chính, ngân hàng đến giao dịch mua bán, giải trí hàng ngày. Tuy nhiên, điều này không mấy dễ dàng khi Chuỗi khối là một công nghệ có tính “khuôn mẫu”.

Nhưng Cosmos đã và đang mở ra cánh cửa mới, đưa các nhà phát triển đến gần hơn với mục tiêu kể trên. Điều này đạt được khi có sự giao tiếp, kết nối của các nền tảng, giúp phát huy ưu điểm và khắc phục hạn chế của chúng.  

Tạo ra một hệ sinh thái tiềm năng – Cosmos

Bản thân Cosmos là một hệ sinh thái riêng với nhiều đặc điểm vô cùng ấn tượng. Ở đó, người tham gia có thể tùy biến, mở rộng và phát triển đa dạng ứng dụng cũng như tương tác xoay quanh Blockchain. Đặc biệt, hệ sinh thái Cosmos vẫn mang bản chất của một nền tảng phi tập trung được xây dựng, phát triển dựa trên công nghệ Chuỗi khối, được tạo nên bởi Tendermint và Byzantine Fault Tolerance – các thuật toán của Byzantine.

Quan trọng hơn, Cosmos Hub Crypto đã và đang cho thấy tiềm năng phát triển vô cùng lớn trong tương lai, thậm chí có thể vượt qua cả Bitcoin và Ethereum.

Hệ sinh thái Cosmos có đặc điểm như thế nào?

Điểm đặc biệt nhất của hệ sinh thái Cosmos chính là về mặt lý thuyết, mạng lưới này chứa các hệ sinh thái Blockchain khác. Trên thực tế, một số lượng lớn dự án đã phát triển dựa trên những thành tựu mà Cosmos đạt được. Đồng thời, chúng trở thành một phần của mạng lưới này. Ví dụ:

  • Binance Chain. 
  • Một số stablecoin ở châu Âu.
  • Dự án IOV.
  • Dự án IRISnet. 
  • Dự án Loom Network.
  • Dự án Sentinel Network.

he-sinh-thai-cosmos

Hệ sinh thái Cosmos có đặc điểm như thế nào?

Cũng liên quan tới vấn đề này, một câu hỏi được nhiều người đặt ra, hệ sinh thái Cosmos gồm những coin nào? Nhìn chung, khi mà bản thân Cosmos có thể tập hợp rất nhiều nền tảng Blockchain khác nhau, kể cả Bitcoin và Ethereum thì hệ sinh thái này hỗ trợ được đa dạng các loại coin như BTC, ETH,… Nhưng đó là lý thuyết. Nếu là đồng tiền mã hóa chính thức và đang được tối ưu cho nền tảng thì đó là ATOM.

>> Xem them: Blockchain Explorer là gì? Top 6 “công cụ tìm kiếm Blockchain” tốt nhất

Đồng tiền mã hóa của Cosmos là gì?

Đồng tiền mã hóa chính thức hay đồng token cơ sở của Cosmos là ATOM, được tạo ra để phục vụ quá trình staking, trả phí gas hay trả phí giao dịch trên mạng lưới. Các thông tin cơ bản của ATOM (cập nhật 04/12/2021) là:

  • Tên: Cosmos Hub
  • Ticker: ATOM
  • Mạng lưới hỗ trợ: Cosmos Hub
  • Cơ chế đồng thuận: POS (Bằng chứng cổ phần)
  • Thuật toán tích hợp: Tendermint – Byzantine Fault Tolerant consensus
  • Phân loại token: Utility Token
  • Thời gian tạo khối trung bình: 6.7s
  • Tổng nguồn cung: 283,419,742 ATOM
  • Vốn hóa thị trường: $6,135,076,579
  • Giá: $27.14

dong-tien-ma-hoa-cua-cosmos

Đồng tiền mã hóa của Cosmos là gì?

Về lượng phân bổ ATOM:

  • Gọi vốn cộng đồng: 67,86%, 12.000.000 ATOM, không Lock.
  • Vòng hạt giống: 5,08%, đã được Relaese.
  • Vòng chiến lược: 7,03%.
  • Đội ngũ Tendermint: 10,03%.
  • Nhà sáng lập Interchain: 10%.

Qua bài viết trên, bePAY hy vọng rằng bạn đã có những thông tin đầy đủ và chi tiết nhất về dự án Cosmos, từ đó đưa ra kế hoạch đầu tư phù hợp. Hãy theo dõi blog của bePAY để cập nhật thêm nhiều thông tin mới nhất về thị trường Crypto.

FAQ

Có nên đầu tư vào đồng tiền Cosmos coin không?

Rõ ràng, Cosmos là một dự án tiềm năng và ATOM là đồng tiền mã hóa đáng để đầu tư. Tuy nhiên, rủi ro vẫn luôn hiện hữu khi thị trường Crypto chưa được hợp pháp hóa ở nhiều quốc gia, bao gồm cả Việt Nam. Cosmos là dự án đột phá và cần nhiều thời gian chứng minh. 

Hiện nay, hệ sinh thái Cosmos gồm những coin nào?

Bản thân Cosmos có thể tập hợp rất nhiều nền tảng Blockchain khác nhau, kể cả Bitcoin và Ethereum nên về lý thuyết, hệ sinh thái này hỗ trợ được đa dạng các loại coin như BTC, ETH,… Hiện tại, đồng tiền mã hóa chính thức và đang được tối ưu cho nền tảng là ATOM.

Ưu và nhược điểm của dự án Cosmos là gì?

Ưu điểm:

  • Mục tiêu của dự án đầy triển vọng khi hướng tới việc tạo ra một kỷ nguyên mới: Internet-of-Blockchain. 
  • Công nghệ Tendermint kết hợp với thuật toán đồng thuận POS có nhiều tiềm năng để phát triển.
  • ATOM là đồng tiền mã hóa được công đồng đánh giá rất cao. 

Nhược điểm:

  • Mục tiêu của Cosmos cần nhiều thời gian để hoàn thiện.
  • Nhiều đối thủ cạnh tranh như Bitcoin, Ethereum với các phiên bản nâng cấp thế hệ mới 3.0.