CND là gì? Tổng quan về CND và Cindicator (2022)
01 Tháng Tư 2022
Công nghệ Blockchain đã mở đường cho nền tài chính phi tập (Decentralised Finance – Defi) có cơ hội xuất hiện và phát triển. Theo đó, một số dự án Crypto đã hướng đến việc kiến thiết và hoàn thiện Decentralised Finance, tiêu biểu như Cindicator (CND). Trong nội dung bài viết dưới đây, hãy để bePAY mang đến những thông tin hữu ích, giúp bạn hiểu hơn Cindicator – CND là gì, có đặc điểm như thế nào?
Cindicator – CND là gì?
Cindicator (CND) là dự án thiết kế và phát triển một nền tảng tài Blockchain trong lĩnh vực tài chính. Cụ thể, nền tảng sẽ dự đoán về các xu hướng biến động trong tương lai của thị trường, giúp người dùng đưa ra được những quyết định phù hợp nhất trong điều kiện nền kinh tế mới, đặc biệt là Defi còn nhiều bất ổn.
Điều này được thực hiện thông qua việc hợp tác chặt chẽ giữa các nhà phân tích tài chính hàng đầu và một bộ công cụ hỗ trợ để tạo nên hệ thống “trợ thủ tài chính” chưa từng có. Trong đó, cơ sở hạ tầng Hybrid Intelligence đang được Cindicator phát triển để tham gia quản lý một cách hiệu quả những nguồn vốn đến từ các nhà đầu tư khác nhau trong toàn thị trường Cryptocurrency.
Hybrid Intelligence mang đến những lợi ích to lớn cho một hệ sinh thái của CND cũng như cộng đồng người dùng, gồm:
- Tạo ra một cơ sở hạ tầng công nghệ có khả năng phân tích tài chính, giúp quản lý, điều tiết vốn nhà đầu tư.
- Các nhà kinh tế có thể kiếm tiền từ tài sản trí tuệ của họ, ví dụ như những tư vấn tài chính, bên cạnh việc đầu tư mạo hiểm.
- Nhà đầu tư có được một công cụ đắc lực để đưa ra quyết định chính xác, phù hợp hơn.
- Tạo nên một kênh thông tin hữu ích, liên tục cập nhật dữ liệu về các ngành nghề, tâm lý đầu tư, biến động giá trên toàn thị trường.
Cindicator – CND là gì?
Hệ sinh thái của Cindicator – CND bao gồm những yếu tố cốt lõi sau:
- Đội ngũ các chuyên gia tài chính, nhà phân tích thị trường với trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm thực chiến. Họ đóng vai trò như “tư vấn viên”, giúp đưa ra các dự báo hàng ngày, hàng tuần hay trả lời, giải đáp thắc mắc của nhà đầu tư cũng như người dùng nói chung.
- Hệ thống các công cụ hỗ trợ thống kê, phân tích, đánh giá tài chính. Đây sẽ là cánh tay đắc lực giúp kết nối chuyên gia với nhà đầu tư, nhà đầu tư với thị trường. Nổi bật trong số những công cụ này là trình xác thực và công nghệ tự học mô hình tính năng động. Nếu như trình xác thực là một bộ các thuật toán và chương trình khác nhau như clustering phương pháp,mô hình Bayesian, hồi quy tuyến tính, di truyền thuật toán, mạng nơ-ron… thì công nghệ tự học mô hình tính năng động cho phép xác định và sửa lỗi hệ thống, đảm bảo sự ổn định cho toàn bộ nền tảng.
Đội ngũ phát triển Cindicator
Những các tên nổi bật trong đội ngũ phát triển dự án CND gồm:
- Mike Brasov: Giữ vai trò giám đốc điều hành và được biết đến là đồng sáng lập của Wobot, trưởng bộ phận Sản phẩm của Chương trình Between Digital.
- Yuri Lobyntsev: Đảm nhiệm vị trí CTO dự án, từng là CEO của Octabrain và Oumobile.
- Artem Baranov: Đảm nhiệm vai trò COO dự án, từng giữ vị trí tương đương của Octabrain và Crimson Jacket.
Đội ngũ phát triển Cindicator
Bên cạnh đó, nền tảng Blockchain này còn nhận được sự tư vấn của Anthony Diiorio – CEO, Co-founder của Jaxx; Charlie Shrem – Co-founder của Bitcoin Foundation, Giám đốc Phát triển Doanh nghiệp và Cộng đồng tại Jaxx hay chủ tịch của Gibraltar Stock Exchange – Marcus Killick.
Lộ trình phát triển dự án CND
Có thể điểm qua những dấu mốc trong roadmap của CND dưới đây:
- Tháng 11/2014: Hoàn thiện ý tưởng về Hybrid Intelligence (trí tuệ nhân tạo tổng hợp).
- Tháng 12/2015: Phát hành phiên bản CND dành cho hệ điều hành iOS.
- Tháng 1/2016: Kêu gọi được 300.000 đô la vốn đầu tư và gia nhập Starta ở New York.
- Tháng 8/2016: Triển khai thử nghiệm và kinh doanh.
- Tháng 11/2016: Nhận trợ cấp $120000 và trở thành thành viên tại Microsoft BizSpark.
- Tháng 1/2017: Tạo bộ công cụ API, hỗ trợ các công ty và ngân hàng.
- Tháng 4/2017 – 5/2017: Tiếp tục nhận về $200.000 tài trợ từ các nhà đầu tư công nghệ cao.
- Tháng 11/2017: “Trình làng” bảng xếp hạng các chỉ số thương mại, sản phẩm phân tích và xếp hạng ICO.
- Quý 1 năm 2018: Tặng thưởng của các nhà dự báo thông qua việc mua lại CND.
- Năm 2019: Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, phục vụ các quỹ đầu tư tài chính và tiền mã hóa.
Lộ trình phát triển dự án CND
>> Xem thêm: Lightning Network là gì? 5 điều cần biết về “mảnh ghép” của Blockchain
Mục tiêu hướng đến của Cindicator – CND là gì?
Đáp án cho câu hỏi “Mục tiêu hướng đến của CND là gì?”, rõ ràng là tạo nên một nền tảng Blockchain có thể giúp người dùng tham gia đầu tư, giao dịch,… một cách hiệu quả hơn trong thị trường tài chính khốc liệt như hiện tại. Điều này đặc biệt cần thiết đối với những nhà đầu tư mới, khi mà biến động của thị trường, nhất là thị trường crypto vô cùng khó nắm bắt.
Thực tế, Hybrid Intelligence đã được nghiên cứu và ứng dụng từ trước đó trong lĩnh vực chứng khoán. Nhưng với CND, nó sẽ được mở rộng khi có thể giải quyết nhiều bài toán trong nền kinh tế chung.
Cũng trong dự án này, lực lượng các chuyên gia không còn bị giới hạn về số lượng, về rào cản công nghệ như trước kia. Do đó, những dự báo kinh tế được đưa ra càng trở nên kịp thời, chính xác và có chất lượng chuyên môn cao hơn.
Mục tiêu hướng đến của Cindicator – CND là gì?
Mặt khác, việc thống kê số liệu và báo cáo tài chính truyền thống không hề dễ dàng, lại đòi hỏi những khoản phí vô cùng lớn, lên đến hàng triệu đô la thì rõ ràng CND sẽ là giải pháp “ngon – bổ – rẻ” đối với các doanh nghiệp và nhà đầu tư.
Tóm lại, câu trả lời ngắn gọn dành cho những ai thắc mắc về mục tiêu của CND là gì, đó là dự án mang đến điều kiện đầu tư và kinh doanh tốt nhất nhờ vào Hybrid Intelligence và Blockchain.
Tìm hiểu token CND là gì?
Đặc điểm của token CND là gì? Dưới đây là những thông tin cơ bản về token CND nhà đầu tư cần biết:
Thông tin cơ bản về CND
CND token hay CND coin là native token của dự án Cindicator, được xây dựng và tối ưu trên nền tảng Blockchain và công nghệ Hybrid Intelligence. Theo như kế hoạch, tổng nguồn cung CND coin là 2,000,000,005 với tỷ lệ phân bổ phù hợp.
Tính đến ngày 01/04/2022, giá của mỗi Cindicator coin ở mức $0.000902 và vốn hóa thị trường chạm ngưỡng $1,804,085. Xét trên biểu đồ biến động Cindicator token từ thời điểm được niêm yết, đây là những con số không mấy khả quan.
Thông tin cơ bản về CND
Vai trò của CND là gì?
Nếu như bạn chưa biết mục đích sử dụng của CND là gì, đồng tiền này có thể được dùng để:
- Chi trả các khoản phí liên quan đến dịch vụ thống kê số liệu và tư vấn, dự đoán xu hướng thị trường trong tương lai, giúp quyết định đầu tư và quản lý vốn được hiệu quả hơn.
- “Trả công”, tặng thưởng cho các chuyên gia kinh tế đã tích cực đóng góp vào hệ sinh thái của Cindicator.
Ngoài ra, thông qua các sàn giao dịch đang hỗ trợ, chúng ta cũng có thể mua trực tiếp Cindicator token như một kênh đầu tư và bán kiếm lợi nhuận khi giá đồng tiền mã hóa này tăng lên. Dẫu vậy, trước đó cần phân tích, đánh giá chính xác tiềm năng phát triển của dự án và CND.
Vai trò của CND là gì?
Ví hỗ trợ lưu trữ CND là gì?
CND được thiết kế theo tiêu chuẩn ERC20 của Ethereum nên các ví hỗ trợ lưu trữ đồng tiền mã hóa này gồm:
- Ví nóng: Trust Wallet, MyEtherWallet, MetaMask.
- Ví lạnh: Trezor, Ledger Wallet.
- Ví sàn: Bittrex, HitBTC.
>> Xem thêm: Trust Wallet là gì? Hướng dẫn cài và sử dụng ví Trust Wallet từ A-Z
CND và dự án Cindicator nếu thành công sẽ trở thành một trong những nền tảng hữu ích nhất trong lĩnh vực đầu tư, tài chính nhưng ở thời điểm hiện tại. Chúng ta chưa thể khẳng định được quá nhiều, dẫu vậy, qua những chia sẻ trên đây của bePAY, hy vọng bạn đã hiểu hơn CND là gì, dự án có đặc điểm như thế nào.
FAQ
Có thể giao dịch CND trên các sàn nào?
Cindicator coin đang được hỗ trợ giao dịch trên các sàn sau:
- HitBTC qua cặp CND/USD.
- Bittrex qua cặp CND/BTC.
Có nên đầu tư vào CND không?
Tùy vào đánh giá cá nhân mà mỗi nhà đầu tư sẽ có quyết định nên hay không nên đầu tư vào CND. Nhưng trên biểu đồ giá của thị trường Crypto, hiện tại CND đang có những dấu hiệu không quá khả quan khi giá đang trên đà “xuống dốc”.
Eagle Rock Global là gì? ERG coin có lừa đảo không?
10 Tháng Sáu 2022Moonriver là gì? Bạn đã biết về dự án Parachain trên Kusama (2022)?
06 Tháng Bảy 2022Hướng dẫn giao dịch trên sàn Huobi từ A-Z (2022)
23 Tháng Ba 2022Blockchain 3.0 là gì? Những ưu điểm vượt trội của Blockchain 3.0
15 Tháng Một 2022Lucky Block là gì? Có nên đầu tư vào LBLOCK token?
10 Tháng Tám 2022Tất tần tật thông tin về TVL dành cho nhà đầu tư Crypto
18 Tháng Ba 2022Siacoin là gì? Đánh giá dự án Siacoin và đồng coin SC
14 Tháng Năm 2022Tổng hợp những thông tin mới nhất về ApeSwap 2022
30 Tháng Sáu 2022Zen coin là gì? Đánh giá dự án Zen coin từ A-Z (2022)
22 Tháng Tư 2022Margin binance là gì? Chi tiết về Margin Binance 2022
27 Tháng Tư 2022