Bytenext là gì? Cơ hội đầu tư vào Bytenext 2022 ra sao?
12 Tháng Hai 2022
Ngay từ khi được thành lập, Bytenext đã gây được sự chú ý rất lớn đối với cộng đồng công nghệ nói chung và Blockchain nói riêng. Trong bài viết này, bePAY sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết hơn để biết Bytenext là gì, có đặc điểm nào nổi bật và tiềm năng phát triển ra sao?
Tổng quan về Bytenext
Bytenext là gì?
ByteNext (BNU) là một công ty công nghệ được thành lập tại Singapore và sở hữu nhiều sản phẩm, phần mềm Blockchain. Với hệ sinh thái vô cùng đa dạng của mình, ByteNext không chỉ phục vụ nhu cầu của thị trường trong nước mà đang mở rộng trên quy mô toàn cầu.
Mục tiêu mà công ty đề ra là đẩy mạnh việc xây dựng các ứng dụng phi tập trung (Dapps) và chuỗi sản phẩm xoay quanh công nghệ Chuỗi khối để giải quyết hầu hết những vấn đề trong cuộc sống một cách nhanh chóng, tiện lợi và hiệu quả nhất.
Bytenext là gì?
Để hiểu hơn Bytenext là gì, chúng ta cùng điểm qua những dấu mốc chính trong lộ trình phát triển của công ty.
- Quý I năm 2021
Nhiệm vụ được đặt ra là khởi chạy vòng Seed và Private Sale. Song song với đó, đội ngũ kỹ thuật sẽ nghiên cứu chuỗi thông minh của Binance, NFT (Non-fungible token) và hệ sinh thái Avatar Art (AA).
- Quý II năm 2021
ByteNext triển khai đợt bán công khai đồng tiền mã hóa riêng – Bytenext coin, theo hình thức IDO (Initial DEX Offering) và niêm yết trên các sàn giao dịch ngay sau đó. Đồng thời, công ty cũng khởi chạy chương trình Staking (đặt cược) BNU token để kiếm NFT – đại diện cho từng vị trí trong không gian thực tế ảo 3D, dành cho các nhà đầu tư tiềm năng. Tiếp theo là triển khai các hoạt động trao đổi NFT.
- Quý III năm 2021
Các mục tiêu bao gồm: Giới thiệu và đấu giá bộ sưu tập NFT của những tác phẩm nghệ thuật quý hiếm; chạy hệ thống Staking và sở hữu chung NFT; quảng bá hệ thống hỗ trợ tác phẩm nghệ thuật; xây dựng mạng lưới các chuyên gia nghệ thuật, nghệ sĩ trên thế giới.
Quá trình phát triển của Bytenext
- Quý IV năm 2021: Mở động hệ sinh thái Avatar Art trên quy mô toàn cầu và chạy các Dapps xoay quanh.
- Quý I/ 2022: Thiết kế và hoàn thiện không gian thực tế ảo 3D với mục tiêu tổ chức triển lãm.
- Quý II/ 2022: Nâng cấp AA lên phiên bản 2 với sự tối ưu hơn.
Nhìn chung, dù những dự án của ByteNext vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện nhưng rõ ràng chúng đã cho thấy tham vọng và nhiều nét đột phá trong lĩnh vực kinh doanh, quản trị và tài chính so với công nghệ trước đây.
Mục đích phát triển Bytenext
Trong phần này, chúng ta cùng tìm hiểu mục đích hướng đến của ByteNext là gì? ByteNext không hề giấu giếm tham vọng đưa công nghệ Blockchain đến gần hơn đến người dùng, kể cả người dùng cơ bản nhất.
Điều đó được thực hiện thông qua các sản phẩm, ứng dụng phi tập trung thân thiện và có giá trị thực tiễn cao. Trước đây, chúng ta có BVote được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống, cho phép bình chọn, đánh giá trên các nền tảng Blockchain. Gần đây nhất, chúng ta có Avatar Art đang trong giai đoạn hoàn thiện.
Mục đích phát triển Bytenext
Nếu như bạn chưa hiểu “AA của ByteNext là gì?” thì đây là một hệ sinh thái phong phú các công cụ và tính năng đắc lực dành cho người dùng, nhất là nghệ sĩ, nhà sáng tạo nghệ thuật xoay quanh NFT. Cụ thể:
- NFT Exchange – Chuỗi hệ thống hỗ trợ tạo và trao đổi NFTs.
- Công cụ “Chuyên gia siêng năng”.
- Hệ thống hỗ trợ đấu giá, giao dịch NFTs.
- Công cụ nghệ sĩ và nhà sáng tạo.
- Cộng đồng người hâm mộ và nhà đầu tư.
- Không gian thực tế ảo 3D dành cho các sự kiện như triển lãm, đấu giá.
- Xây dựng hệ thống các trung tâm lưu ký, bảo quản tác phẩm nghệ thuật. Chỉ tạo NFT khi tác phẩm đã được thẩm định chất lượng và giá.
- Chuỗi ứng dụng phi tập trung – Avatar DApps, giúp tối đa hóa trải nghiệm người dùng khi kết hợp các tính năng của AA với Web3 trong các ứng dụng tiện ích.
Như vậy, dự án Avatar Art, cũng là trọng tâm phát triển của ByteNext trong thời gian tới sẽ hướng đến một thị trường ngách, đó là nghệ thuật. Đồng thời, dự án cũng được dự đoán sẽ có vai trò định vị nền tảng hỗ trợ NFT – xu hướng vô cùng sôi động tại thời điểm này.
Và chắc chắn, bên cạnh người dùng phổ thông, các nghệ sĩ, nhà sáng tác là nhóm khách hàng hưởng lợi nhiều nhất từ quá trình xây dựng sản phẩm đến đấu giá, trao đổi, giao dịch đều được diễn ra liên tục, thuận tiện và hoàn toàn chủ động.
Đối với các nghệ sĩ truyền thống, NFT dù đang vô cùng thịnh hành nhưng việc tiếp cận, khai thác gặp không ít khó khăn. Việc buôn bán tác phẩm NFT chưa hoặc thiếu những cơ chế thẩm định để đảm bảo tính minh bạch và hạn chế tình trạng bong bóng ảo.
Dự án Avatar Art
Quy trình đấu giá truyền thống bộc lộ nhiều hạn chế khi bị giới hạn về không, thời gian và nhất là ảnh hưởng của đại dịch Covid. Trong khi đấu giá trực tuyến không tích hợp Blockchain tiềm ẩn rủi ro gian lận, giả mạo,… Tất cả những vấn đề trên đều có thể được giải quyết với dự án AA mà ByteNext đang triển khai.
Quy trình hoạt đồng gồm 6 bước cơ bản sau:
- Bước 1: Nghệ sĩ đăng ký tài khoản và gửi thông tin tác phẩm lên hệ thống.
- Bước 2: Hệ thống xác minh và khởi tạo token NFT tương ứng.
- Bước 3: Chuyển tác phẩm tới trung tâm lưu ký, bảo quản.
- Bước 4: Mô phỏng và tái tạo tác phẩm trên môi trường thực tế ảo.
- Bước 5: Triển khai các cuộc đấu giá tác phẩm.
- Bước 6: Xác định kết quả đấu giá, chuyển giao quyền sở hữu NFT và tác phẩm tới người chiến thắng.
>> Xem thêm: Harmony là gì? Dự đoán giá Harmony coin giai đoạn 2022 – 2028
Về đồng tiền mã hóa BNU
BNU token, BNU coin hay ByteNext coin là đồng tiền mã hóa được phát triển và tối ưu trong hệ sinh thái Avatar Art mà công ty ByteNext đang hoàn thiện.
Thông tin cơ bản về BNU
Dưới đây là một số thông tin cơ bản của ByteNext token (theo Coinmarketcap):
- Mã token: BNU
- Nền tảng Blockchain: BSC
- Tiêu chuẩn token: BEP-20
- Loại mã token: Thuộc token tiện ích
- Tổng nguồn cung: 200.000.000 BNU
- Vốn hóa thị trường: $1,217,709
- Giá mỗi ByteNext coin: $0.07084
Về đồng tiền mã hóa BNU
Với BNU token, người dùng có thể tham gia đấu giá và giao dịch các NFT; mua vị trí trong triển lãm thực tế ảo hay trả phí trong hệ sinh thái. Đối với hệ thống, ByteNext token được sử dụng để trả tiền tác quyền cho tác giả khi giao dịch thành công; tạo các pool thanh khoản; thực hiện Staking/ Farming.
Tỷ lệ phân bổ BNU
Tỷ lệ phân bổ của Bytenext coin như sau:
- Seed: 10%.
- Private: 15,63%.
- Strategic: 5%.
- Public: 0,5%.
- Ecosystem growth: 15%.
- Foundation: 10%.
- Team: 15%.
- Advisor/ Partners: 6%.
- Farming: 12,87%.
- Liquidity: 10%.
Đánh giá tiềm năng phát triển của Bytenext
Bên cạnh hiểu rõ Bytenext là gì, chắc chắn bạn cũng rất quan tâm đến tiềm năng phát triển của công ty và dự án AA. Trước hết, có thể thấy việc ứng dụng Blockchain vào đời sống sẽ mở ra nhiều lợi ích đối với cộng đồng. Đây rõ ràng là hướng đi tiềm năng mà bất kỳ công ty nào cũng nên hướng đến. Đặc biệt, khi thị trường giải trí và nghệ thuật luôn đạt tốc độ tăng trưởng hàng đầu trong nền kinh tế chung, ta càng thấy được ByteNext đang đúng đắn như thế nào.
Dẫu vậy, không thể phủ nhận, con đường phía trước vẫn tồn tại không ít khó khăn và cần thời gian để hiện thực hóa cũng như hoàn thiện một cách tuyệt đối. Xét riêng về dự án AA, chúng ta có thể thấy nhiều tín hiệu khả quan với đội ngũ phát triển tương đối chất lượng, gồm:
- Ông Trần Anh Vương (CO-Founder), từng tham gia SharkTank và đầu tư vào nhiều dự án lớn.
- Ông Đoàn Đức Mạnh (Founder), từng điều hành ByteSoft – một trong những công ty công nghệ có tiếng tại Việt Nam.
- Ông Vernon Loh Zhee Yin (CEO), được biết đến với vai trò quản lý tại nhiều tập đoàn lớn như HP, Casio,…
- Ông Marcus Leng (Giám đốc chiến lược), là một chuyên gia giàu kinh nghiệm, từng hỗ trợ quá trình IPO cho nhiều công ty ở Đông Nam Á.
- Ông Nguyên Ngọc Khánh (Giám đốc công nghệ), đã có trên 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và từng đảm nhận vị trí quan trọng trong dự án VNPTPay.
Như vậy, có thể thấy đội ngũ phát triển không chỉ sở hữu kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao, họ còn để lại dấu ấn lớn khi đa số là người Việt Nam. Có lẽ vì thế mà cộng đồng Bytenext VietNam cũng khá đông đảo.
Đánh giá tiềm năng phát triển của Bytenext
Bên cạnh đó, BNU cùng hệ sinh thái của mình đã và đang nhận được sự đầu tư từ nhiều quỹ và đối tác lớn như: Blockhunter Capital, Andromeda Research, X21 Digital, Basics Capital, VBC Ventures, Onebit Ventures, BSCStation, HC Ventures,… Với những điều trên, chúng ta không cần quá lo về câu chuyện Bytenext lừa đảo, chuộc lợi từ người dùng, nhà đầu tư.
Tuy nhiên, khi nhìn vào biến động giá của BNU, chúng ta sẽ nhận thấy dường như đồng tiền mã hóa này chưa thực sự ổn định, tệ hơn là đang có xu hướng giảm so với đợt phát hành. Đây là điều có thể hiểu được khi dự án và kể cả công ty chủ quản mới ở những giai đoạn đầu tiên. Sẽ cần thời gian để nhà đầu tư và người dùng nhận thấy được cơ hội cũng như tin tưởng vào sự thành công trong tương lai.
Vì thế, tiềm năng của AA, đồng tiền mã hóa BNU là có. Song, lời khuyên dành cho cộng đồng Bytenext VietNam và thế giới là hãy đầu tư theo giá trị với những nguồn vốn nhỏ nhưng lâu dài.
>> Xem thêm: Crowdsale là gì? Cách đầu tư Crowdsale ICO hiệu quả (2022)
Mong rằng bài viết “Bytenext là gì? Cơ hội đầu tư vào Bytenext 2022 ra sao?” trên đây đã giúp bạn có cái nhìn đầy đủ, chi tiết hơn về công ty và dự án mà đơn vị đang triển khai. Qua đó, bạn có thể đánh giá cơ hội và quyết định đầu tư sao cho phù hợp nhất. Đừng quên đồng hành cùng bePAY để cùng tìm hiểu nhiều hơn về thị trường Crypto hiện nay.
FAQ
Có thể lưu trữ BNU qua ví nào?
BNU là một token sử dụng tiêu chuẩn BEP20 của BSC. Do đó, người dùng có thể lưu trữ qua các ví như: Trustwallet, Coin98 Wallet, Metamask Wallet,… hoặc thực hiện trực tiếp trên sàn giao dịch hỗ trợ của Binance.
Việc Bytenext lừa đảo có chính xác không?
Tới thời điểm hiện tại, chưa có bằng chứng nào cho thấy công ty Bytenext lừa đảo. Và khi nhìn vào đội ngũ phát triển của dự án trọng tâm của Bytenext là Avatar-Art, ta càng thấy được sự đáng tin cậy của đơn vị. Dẫu vậy, bất cứ nhà đầu tư nào cũng cần tìm hiểu thật kỹ mọi thông tin và luôn thận trọng trước khi rót vốn để đảm bảo cơ hội sinh lời, hạn chế rủi ro trong tương lai.
OOKI token là gì? Bạn đã biết về giao thức Defi trên Ethereum (2022)
06 Tháng Bảy 2022Từ A đến Z thông tin về WTC coin và dự án Waltonchain
17 Tháng Ba 2022Sàn DEX là gì? Top 3 sàn DEX uy tín nhất hiện nay
25 Tháng Mười Hai 2021Các thương hiệu làm Marketing trên Metaverse như thế nào?
17 Tháng Tám 2022Zk Rollup là gì? So sánh ZK rollup vs Optimistic Rollup
02 Tháng Ba 2022Polkadot là gì? Chi tiết về nền tảng multi-chain hàng đầu hiện nay
02 Tháng Sáu 2022Toàn tập về dự án MetaPool và token META (2023)
19 Tháng Một 2023Delegated Proof of Stake là gì? Khác biệt giữa DPoS và PoS
30 Tháng Tám 2022Thông tin cơ bản và nhận định tiềm năng về TWT coin
25 Tháng Năm 2022Merculet ICO là gì? Toàn tập về dự án MVP coin
05 Tháng Năm 2022