Binance Smart Chain là gì? Hướng dẫn sử dụng Binance Smart Chain 2022
17 Tháng Một 2022
Sự xuất hiện của Binance Smart Chain đã mở ra nhiều hướng phát triển mới cho công nghệ Blockchain nói chung và thị trường Crypto nói riêng. Vậy Binance Smart Chain là gì, có những đặc điểm như thế nào? Tất cả sẽ được bePAY chia sẻ trong bài viết sau đây.
Định nghĩa Binance Smart Chain là gì?
Được ra mắt vào tháng 9 năm 2020, Binance Smart Chain (BSC) là một nền tảng Blockchain được cải tiến từ người tiền nhiệm Binance Chain gốc. Tuy nhiên, đây là một Platform chạy song song, không phải sự thay thế đàn anh của mình. Nói cách khác, cả hai cùng hoạt động và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình nâng cao trải nghiệm người dùng cũng như phát huy tối đa tính năng của một nền tảng phi tập trung sử dụng Blockchain.
Bên cạnh đó, Binance Smart Chain ra đời để để khắc phục hạn chế mà Binance Chain đang gặp phải là thiếu bộ phận lập trình. Điều này được thực hiện qua việc cung cấp một giải pháp thay thế có tốc độ cao với chi phí giao dịch thấp dành cho thị trường tài chính phi tập trung (DeFi) – lĩnh vực đã và đang gánh chịu mức phí giao dịch cao từ Ethereum. Theo đó, thời gian tạo khối của BSC là 5 giây với khả năng vận chuyển tài sản mã hóa xuyên chuỗi.
Định nghĩa Binance Smart Chain là gì?
Ngoài ra, BSC nổi bật với việc sở hữu các hợp đồng thông minh có sự tương thích ấn tượng với nền tảng Ethereum thông qua Earned Value Management (EVM) hay “Quản lý giá trị thu được”. Về cơ bản, Binance Smart Chain tạo ra những bản sao Blockchain của Ethereum thông qua việc kết hợp hai thuật toán: bằng chứng cổ phần (Proof of Stake) và bằng chứng ủy quyền (Proof of Authority).
Điều này đã mở ra khả năng tương thích chuỗi chéo (Cross-Chain) từ bộ đồng bộ ba mạng Platform: Binance Smart Chain, Binance Chain và Ethereum. Đồng nghĩa, người dùng có thể thực hiện di chuyển tài sản Crypto giữa các nền tảng Chuỗi khối một cách nhanh chóng bằng cách sử dụng Binance Smart Chain. Đây cũng là một trong những lý do quan trọng tạo nên sức hút khó cưỡng của BSC.
Cũng như người tiền nhiệm BNB, mạng BSC sở hữu hệ sinh thái riêng, vô cùng đa dạng và độc đáo. Vậy hệ sinh thái của Binance Smart Chain là gì?
- Sàn giao dịch phi tập trung mang tên Binance Exchange.
- Các tính năng độc quyền: Binance Dex Swap, Binance Saving và Binance Stake cho phép người tham gia nhận thưởng.
- Sàn gọi vốn mang tên Binance Labs.
- Hệ sinh thái Alpha Finance Labs với những tham vọng to lớn.
- Nền tảng phát hành Token Launchpad và ví lưu trữ tiền mã hóa Trust Wallet.
Nhìn chung, với những điểm nổi bật của mình, mạng Binance Smart Chain có rất nhiều cơ hội phát triển, nhất là khả năng mở rộng các DApps (Ứng dụng phi tập trung) mà Ethereum và Binance Chain đang có. Để làm được tất cả những “điều thần kỳ như trên, Binance Smart Chain áp dụng tiêu chuẩn mã thông báo riêng, được gọi là BEP20 – hoạt động tương tự tiêu chuẩn ERC20 của Ethereum.
Nền tảng Binance Smart Chain
BEP20 có sự thân thiện cao với nhà phát triển và người dùng. Vì thế, mã thông báo này cho phép bất kỳ ai cũng có thể thực hiện giao dịch với các loại tiền tệ kỹ thuật số được hỗ trợ, hoặc thay đổi mã thông báo tương ứng. Ngay cả khi bạn là khách hàng mới cũng dễ dàng nắm được cách sử dụng Binance Smart Chain.
Ấn tượng hơn, các đồng Crypto hoàn toàn có thể được mã hóa dưới dạng BEP20 với mức giá được neo theo giá thực tế của tài sản trên Chuỗi khối cũ. Ví dụ: bạn hoàn toàn có thể sử dụng Binance Bridge để hoán đổi bitcoin (BTC) lấy mã thông báo BTCB (BEP20) BTC.
Sau đó, bạn sử dụng mã thông báo BTCB (BEP20) để chuyển/gửi qua địa chỉ ví Binance Smart Chain hoặc thực hiện giao dịch trong các giao thức DeFi để kiếm được lợi nhuận cho mình. Điều này cũng có thể thực hiện với ETH, DOGE, XRP và các coin trên Binance Smart Chain được hỗ trợ.
Bạn có biết Binance Smart Chain hoạt động như thế nào?
Vậy, nguyên lý hoạt động của Binance Smart Chain là gì? BSC sử dụng thuật toán Proof of Staked Authority (PoSA) – một mô hình kết hợp giữa Proof of Authority và Proof of Stake để triển khai các tính năng của mình. Theo đó, những người xác thực vào mạng là những người đã stake (đặt cọc) một lượng Binance (BNB) nhất định. Nếu quá trình xác thực các khối được chấp nhận, họ sẽ nhận phí giao dịch tương xứng.
Bạn có biết Binance Smart Chain hoạt động như thế nào?
Bên cạnh đó, nhờ khả năng tương thích cao nên BSC và BNB có thể tối đa hóa thời gian cũng như hiệu quả thực hiện mỗi giao dịch. Binance Chain sở hữu Token BEP-2 và BEP-8 hoàn toàn có thể hoán đổi sang token BEP-20 của mạng Binance Smart Chain.
Trong mối quan hệ giữa BSC với Ethereum, ta cũng có điều tương tự nhờ EVM. Tóm lại, phương thức hoạt động của Binance Smart Chain là dựa trên khả năng “Cross-Chai bridge” tuyệt vời giữa nó với nền tảng BNB và Ethereum.
>> Xem thêm: Proof of Stake là gì? Tổng quan về Proof of Stake trong Blockchain
Đánh giá về nền tảng BSC
Vì là một phiên bản nâng cấp nên nhìn chung Binance Smart Chain cho thấy nhiều ưu điểm nổi bật, cụ thể:
- Phí giao dịch rẻ so với hầu hết các nền tảng cạnh tranh, cụ thể là chỉ khoảng 1 xu.
- Mạng lưới đạt được hiệu suất làm việc cao với thời gian tạo khối nhanh chóng, khoản 3 giây.
- Cơ chế DeFi chuỗi chéo hay Cross-Chai bridge giúp nâng cao khả năng tương tác xuyên nền tảng, mở ra nhiều cơ hội và hướng phát triển mới.
- Tuy được xem là phiên bản thế hệ sau của BNB nhưng Binance Smart Chain hoàn toàn là Platform sử dụng công nghệ Chuỗi khối có tính độc lập. Đồng nghĩa, nền tảng này có những thuật toán và cơ chế riêng để đảm bảo sự bảo mật cao đối với thông tin của người dùng và nhà phát triển.
Đánh giá nền tảng Binance Smart Chain
- BSC sở hữu hệ sinh thái đa dạng, có giá trị thực tiễn cao. Kết hợp với định hướng đẩy mạnh phát triển DApps sẽ mang nhiều lợi ích cho người sử dụng như: tính tiện lợi, cách sử dụng Binance Smart Chain dễ dàng hơn, các coin trên Binance Smart Chain có thể sử dụng cho những giao dịch đời thường,…
- Tại AMBCrypto, BSC là nền tảng Blockchain đầu tiên cho phép đăng trực tuyến trên mainnet.
Các dự án đang hoạt động trên BSC
Dễ nhận thấy, Binance Smart Chain được cho là một giải pháp tối ưu nhất về khả năng tương thích với EVM, cũng như cho phép hỗ trợ các công cụ Ethereum với tốc độ nhanh hơn và mức phí giao dịch được giảm thiểu nhiều hơn. Vì thế, không khó hiểu khi ngày càng nhiều dự án quyết định lựa chọn nền tảng này như một kênh đầu tư đầy triển vọng. Ví dụ như:
- Dự án xây dựng hợp đồng thông minh – Mywish.
- Dự án triển khai hợp đồng thông minh – ChainIDE.
- Dự án dữ liệu Blockchain – Bitquery.
- Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng Blockchain – Nownodes.
- Dự án giám sát chuỗi chéo – PARSIQ.
- Dự án giám sát hợp đồng thông minh – Tenderly.
- Dự án phát triển trình tìm kiếm Blockchain (Blockchain Explorer) – BSCscan.
- …
Các dự án đang hoạt động trên Binance Smart Chain
Trong tương lai, Binance Smart Chain còn hướng tới việc kết hợp các tính năng của Blockchain DEX với chức năng hợp đồng thông minh, mang đến nhiều giải pháp cho những nhà phát triển khi họ có thể lập trình và tương tác bổ sung trên Blockchain. Điều đó hứa hẹn sẽ càng có nhiều dự án quy mô tham gia nền tảng BSC.
>> Xem thêm: Chain bridge là gì? 4 thông tin về “Con đường tơ lụa” trong Crypto
Một số hướng dẫn sử dụng Binance Smart Chain
Nạp tiền mã hóa vào Binance Smart Chain?
Để thực hiện các giao dịch trên BSC, việc đầu tiên bạn cần làm là nạp tiền mã hóa vào Binance Smart Chain để làm “phí nhiên liệu”. Ở đây, Crypto sử dụng là Binance coin – BNB.
- Bước 1: Truy cập vào trang chủ của Binance (binance.com) và đăng ký tài khoản.
- Bước 2: Thực hiện mua Binance coin thông qua Binance P2P bằng tài khoản ngân hàng.
Tại trang chủ Binance, Chọn mục “Spot”, rồi chọn “P2P”. Một danh sách các coin đang được bán hiện ra, chọn vào coin muốn mua.
Tại mục “I want to buy”, điền số tiền muốn mua. Hệ thống sẽ tự quy đổi ra số coin tương ứng với giá thị trường. Chọn “Buy now”.
Tiếp theo, đăng nhập tài khoản Internet Banking, điền các thông tin được yêu như: Số tài khoản ngân hàng, Số tiền,… Cuối cùng, chọn “Transferred” và “Next”.
Một số hướng dẫn sử dụng Binance Smart Chain
Giao dịch trên Binance Smart Chain qua ví Trust Wallet
Sau khi nạp BNB coin thành công, bạn có thể bắt đầu tham gia giao dịch trên Binance Smart Chain thông qua các ví điện tử. Vậy ví Binance Smart Chain là gì? Đó là các ví đang được hỗ trợ như Trust Wallet, Meta Mask và nhiều ví lạnh khác. Trong hướng dẫn này, chúng ta sẽ sử dụng ví Trust Wallet.
- Bước 1: Cài đặt ví điện tử Trust Wallet.
- Bước 2: Kết nối ví điện tử Trust Wallet với tài khoản BSC Pancake Swap tương ứng.
Trên giao diện ví Trust Wallet, chọn “Nhận”, chọn “Nhập từ khóa Smart Chain”. Hệ thống sẽ cung cấp một địa chỉ ví Binance Smart Chain. Tiếp theo, bạn cần gửi một lượng Binance coin (BEP20) thông qua địa chỉ ví này.
Kế tiếp, Sao chép địa chỉ ví và thực hiện giao dịch như mong muốn. Khi đã sở hữu một lượng Binance coin, chọn “Dapps”. Tại mục “Smart Chain”, tìm kiếm và chọn “Pancake Swap”. Hệ thống sẽ chuyển tiếp đến giao diện Swap của “Pancake Swap” và bạn có thể thực hiện chuyển đổi như mong muốn.
Trên đây là những chia sẻ của bePAY về Binance Smart Chain. Hy vọng rằng, bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn Binance Smart Chain là gì cũng như các đặc điểm của nền tảng Blockchain này. Hãy nhớ theo dõi blog của bePAY để không bỏ lỡ các bài viết thú vị xoay quanh thị trường Crypto.
FAQ
Có nên sử dụng Binance Smart Chain (BSC) hay không?
Binance Smart Chain được xem là nền tảng Blockchain ưu việt hàng đầu tại thời điểm này. Trong đó, nổi bật là khả năng tương thích với BNB, Ethereum; tốc độ xử lý nhanh chóng, chi phí rẻ,… Do đó, đây là một lựa chọn bạn nên tham khảo.
Vậy ví Binance Smart Chain là gì?
Ví Binance Smart Chain là các ví điện tử cho phép lưu trữ các đồng tiền mã hóa và được nền tảng này hỗ trợ. Các ví BSC hiện nay bạn có thể tham khảo là Trust Wallet, Meta Mask hay nhiều ví lạnh khác.
Token của nền tảng Binance Smart Chain là gì?
Hiện tại, nền tảng Binance Smart Chain không có chính sách phát hành Token riêng mà sử dụng đồng BNB, chung với Binance Chain.
Raydium là gì? Chi tiết về đồng tiền ảo RAY (2022)
29 Tháng Sáu 2022BTCST coin là gì? Thông tin quan trọng dành cho nhà đầu tư (2022)
16 Tháng Ba 2022TRIBE token là gì? Tổng hợp thông tin về TRIBE và Fei protocol (2022)
28 Tháng Bảy 2022Poloniex là gì? Hướng dẫn cách giao dịch trên Poloniex
15 Tháng Sáu 2022Dữ liệu On-chain là gì? Cách khai thác dữ liệu On-chain hiệu quả nhất
26 Tháng Hai 2022Avalanche là gì? Toàn tập về dự án AVAX coin
19 Tháng Năm 2022Sàn LMT là gì? Hướng dẫn đăng ký tài khoản LMT Trade
13 Tháng Một 2022My Crypto Heroes là gì? Hướng dẫn chơi My Crypto Heroes 2022
15 Tháng Một 2022Binance DEX là gì? Hướng dẫn tạo ví sàn Binance DEX chi tiết nhất
08 Tháng Chín 2022Tổng hợp những thông tin mới nhất về ApeSwap 2022
30 Tháng Sáu 2022