Kiến thức

Balancer là gì? Tìm hiểu chi tiết về Balancer (2022)

Binh

15 Tháng Sáu 2022

Nhiều người biết đến Balancer như một trong những sàn tiền mã hóa, tương tự Coinbase Exchange, Huobi Global. Song, Balancer không đơn thuần là một sàn giao dịch Crypto. Đây còn là một dự án Blockchain, hướng đến việc phát triển hệ sinh thái riêng biệt. Vậy Balancer là gì, có đặc điểm như thế nào? Cùng bePAY tìm hiểu kỹ hơn về Balancer qua bài chia sẻ dưới đây.

Chi tiết về dự án Balancer

Balancer là gì?

Câu hỏi đầu tiên, “Balancer là gì?”. Balancer hay Balancer Finance được biết đến là một dự án phát triển hệ sinh thái Blockchain trong lĩnh vực DeFi (Tài chính phi tập trung). Trong đó bao gồm những sản phẩm chính là sàn giao dịch phi tập trung (DEX), giao thức tạo nhóm thanh khoản (Liquidity Provider Group) và giao thức tạo lập thị trường tự động AMM (Auto Market Maker).

Dành cho những ai chưa biết về AMM, đây là một công cụ có khả năng tự động kết nối, hỗ trợ các nhà giao dịch Crypto một cách phi tập trung hoặc theo phương thức P2P (People to People) nhằm khắc phục những hạn chế khi xuất hiện các bên trung gian.

balancer-la-gi

Balancer là gì?

Quay trở lại với Balancer, các nền tảng thuộc dự án đều được xây dựng, thiết kế trên mạng lưới Chuỗi khối của Ethereum với mục tiêu nâng cao tính thanh khoản cho những loại tiền mã hóa và dạng tài sản số được hỗ trợ. Xa hơn, Balancer có thể hỗ trợ tối đa người dùng, nhất là nhà đầu tư và trader trong quá trình tìm kiếm lợi nhuận từ thị trường Crypto đầy biến động.

Theo đó, những nhóm đối tượng được xem là “khách hàng mục tiêu” của Balancer bao gồm:

  • Liquidity Providers: Đóng vai trò cung cấp và đảm bảo tính thanh khoản trong các Pool thanh khoản, họ sẽ có thể kiếm thêm thu nhập từ các khoản phí giao dịch từ hệ thống nhờ vào việc stake Balancer token trong Pool.
  • Traders và Incestors: Với việc lựa chọn được đúng token và coin tiềm năng, họ có cơ hội thu về những khoản lời không nhỏ. Tuy nhiên, điều đó cũng đặt ra nhu cầu giao dịch, mua bán, trao đổi tiền và tài sản mã hóa. Thông qua sản phẩm sàn giao dịch trong hệ sinh thái của Balancer, những nhu cầu này sẽ được đáp ứng, nhất là khi dự án đã tích hợp thêm hợp đồng thông minh (smart contract) để nâng cao chất lượng xử lý giao dịch trên sàn.
  • DEVs: Cơ hội đối với các DEVs trong dự án Balancer là gì? Đó là yêu cầu theo dõi, quản trị và xử lý vấn đề kỹ thuật phát sinh trong quá trình Balancer hoạt động. Đặc biệt trong đó là các thuật toán liên quan và hợp đồng thông minh. 

Được triển khai từ 2020, đến nay, Balancer Finance đã có 2 năm hoạt động trên thị trường Crypto. Cũng trong khoảng thời gian đó, cộng đồng ghi nhận nhiều nỗ lực của đội ngũ phát triển với các đợt update và cho ra mắt phiên bản sản phẩm mới.

Tiêu biểu như phiên bản Balancer được giới thiệu vào tháng 2/2021, sở hữu những cải tiến về cấu trúc Pool thanh khoản, giảm phí gas,… Dù vậy, có một số thông tin, cụ thể là đội ngũ sáng lập của dự án lại chưa được công bố trên website chính thức của Balancer hay đề cập trong Whitepaper dự án.

>> Xem thêm: Thông tin không thể bỏ qua về đồng Libra 2022

Cách thức vận hành của Balancer là gì?

Về cách thức vận hành, Balancer xây dựng một hàm số toán học không đổi theo tỷ lệ khối lượng giữa các cặp tài sản trong Pool thanh khoản. Tỷ lệ ấy được tính bằng giá*số lượng. 

Với hàm số này, ngay cả khi trong Pool có nhiều cặp tài sản với tỷ lệ khác nhau thì tỷ lệ trượt giá của tài sản cũng như phí gas phải trả sẽ được giảm đáng kể. Đây cũng là giao thức được tích hợp trên Uniswap và một số nền tảng DeFi hiện có.

Hệ sinh thái của Balancer

Các sản phẩm có trong hệ sinh thái Balancer là gì? Đó là sàn giao dịch Balancer Exchange, Pool thanh khoản (Balancer Liquidity Pool) và Balancer token, cụ thể:

  • Balancer Exchange: Là một sàn giao dịch tiền mã hóa, hiện đang niêm yết hơn 75 cặp tài sản số khác nhau và cung cấp những tính năng cơ bản nhất cho người dùng, như tạo Pool, trade coin. Đặc biệt là swap token với rate tốt nhất trên tất cả Pools thông qua Smart Order Router (SOR).
  • Balancer Liquidity Pool: Balancer đang cung cấp 3 loại Pool thanh khoản khác nhau, gồm Shared Pool (cho phép mọi người dùng đều có thể thêm liquidity và nhận Balancer Pool Token (BPT) để xác thực tỷ lệ share Fee), Private Pool (chỉ dành cho các chủ Pool mới để thêm liquidity, tokens, thay đổi tỷ lệ,…) và Smart Pool (dạng Pool cao cấp của Private Pool khi cho phép smart contract vận hành toàn bộ hoạt động của Pool, từ trao quyền thêm liquidity đến đảm bảo tỷ lệ share fee).
  • Balancer token: Là đồng tiền mã hóa chính thức của Balancer với những chức năng chuyên biệt trong hệ sinh thái.

he-sinh-thai-cua-balancer

Hệ sinh thái của Balancer

Chi tiết về token dự án Balancer

Token dự án Balancer là gì?

Tới đây, có lẽ bạn đã có đáp án cho câu hỏi token của dự án Balancer là gì. Đó là mã thông báo được ký hiệu BAL. Do toàn bộ nền tảng đang chạy trên Blockchain của Ethereum, không khó hiểu khi token này cũng được thiết kế theo tiêu chuẩn ERC20 với tổng lượng cung tối đa là 100,000,000.

token-du-an-balancer-la-gi

Token dự án Balancer là gì?

Tính tới thời điểm bài viết này được thực hiện, có 6,943,831.00 BAL được lưu hành, mức vốn hóa khoảng $51,796,314 và giá của mỗi BAL là $4.73. Đây là những con số không thực sự ấn tượng của dự án Balancer. Nhất là khi mức giá niêm yết của token BAL là $17.5.

Tỷ lệ phân bố token BAL

Trong tổng nguồn cung 100 triệu BAL, chỉ có hơn 35,4 triệu đã được đúc và phân phối theo tỷ lệ sau:

  • 65% dành cho hoạt động Liquidity Mining (Khai thác tính thanh khoản).
  • 25% dành cho đội ngũ sáng lập và nhà phát triển. 
  • 5% dùng để phát triển hệ sinh thái Balancer Finance.
  • 5% phục vụ hoạt động gọi vốn qua các vòng sale token. 

Vai trò của token BAL

Vậy vai trò của token thuộc dự án Balancer là gì? Được xếp vào nhóm token quản trị, BAL có hai vai trò chủ yếu sau:

  • Một là cho phép người nắm giữ tham gia đóng góp ý kiến, đề xuất hay bỏ phiếu các quyết định liên quan đến nền tảng, ví dụ thêm tính năng cho giao thức, thay đổi phí gas,…
  • Thông qua stake Balancer token trong các Liquidity Pool, người dùng sẽ trở thành một Provider và có thể nhận thêm lợi nhuận là BAL từ một phần phí dịch vụ của Pool. 

vai-tro-cua-token-du-an-balancer-la-gi

Vai trò của token BAL

>> Xem thêm: Tổng hợp thông tin mới nhất về Enjin Coin 2022

Trên đây là những thông tin cơ bản về nền tảng Balancer. Hy vọng rằng, qua những nội dung bePAY chia sẻ, bạn đã hiểu rõ hơn đặc điểm của Balancer là gì cũng như đánh giá, nhận định chính xác tiềm năng của dự án trước khi đầu tư. 

FAQ

Làm sao để kiếm và sở hữu token BAL?

Có hai cách để chúng ta kiếm và sở hữu token BAL. Đó là:

  • Mua trực tiếp BAL trên các sàn giao dịch hỗ trợ: Binance (BAL/USDT, BAL/BUSD, BAL/BTC), Huobi Global (BAL/USDT),…
  • Thực hiện stake Balancer token để trở thành Liquidity Provider của Pool thanh khoản và nhận thêm BAL thưởng.

Có những loại phí dịch vụ nào đang được áp dụng trên Balancer?

Hai phí dịch vụ cơ bản của Balancer gồm:

  • Phí giao dịch: Là phí người dùng phải trả khi khai thác Pool thanh khoản, một phần phí này sẽ được thưởng cho các Liquidity Provider.
  • Phí cho vay cấp tốc: Áp dụng cho các khoản vay nhanh chóng từ Pool thanh khoản của Balancer.