Kiến thức

Anti Money Laundering là gì? 5 điều cần biết về Anti Money Laundering

bePAY

23 Tháng Tư 2023

Cũng giống như tài chính tập trung, lĩnh vực DeFi cũng cần áp dụng các quy định chống tội phạm như lừa đảo, rửa tiền,… Nổi bật trong số đó phải kể đến công cụ Anti Money Laundering, hay AML. Vậy Anti Money Laundering là gì, có giống KYC không? Trong bài viết dưới, bePAY sẽ giúp bạn tìm hiểu về nội dung này nhé! 

Anti Money Laundering là gì?

Định nghĩa

Trước tiên, bạn cần hiểu khái niệm Anti Money Laundering là gì. Dịch sang tiếng Việt, cụm từ này có nghĩa là chống rửa tiền. AML có nghĩa bao hàm rộng hơn KYC, đề cập đến tất cả các biện pháp được các tổ chức tài chính, chính phủ sử dụng để phòng ngừa tội phạm rửa tiền và đặc biệt là tài trợ khủng bố. 

Chính sách AML của tổ chức được coi như phần mở rộng của quy định nhà nước. Ví dụ, chính phủ yêu cầu các ngân hàng và các công ty tín dụng tuyệt đối không hỗ trợ rửa tiền. Khi nhận tiền gửi, ngân hàng phải tuân thủ quy tắc, sử dụng nghiệp vụ chuyên môn để đảm bảo nguồn tiền đó là hợp pháp. 

hieu-anti-money-laundering-la-gi
Hiểu Anti Money Laundering là gì khi tham gia lĩnh vực tài chính

Đối tượng thực hiện và giai đoạn chính

Các chính sách chống Laundering Money tập trung vào các nhóm tội phạm bao gồm thao túng thị trường, buôn lậu, tham nhũng, trốn thuế và việc rửa tiền để hợp pháp hóa lợi nhuận thu được từ các hoạt động trên. Ví dụ, một tổ chức tội phạm rửa tiền bằng cách mở doanh nghiệp hợp pháp, nhưng thực chất việc làm ăn và kiếm lợi nhuận chính là từ buôn bán ma túy. 

Vậy Money Laundering là gì, diễn ra như thế nào? Để hiểu rõ hơn khái niệm Anti Money Laundering là gì, bạn cần hiểu về các giai đoạn thực hiện tội phạm rửa tiền, cụ thể:

  • Giai đoạn 1: Thu xếp để đưa tiền bẩn vào gửi ngân hàng, hoặc các tổ chức tài chính hợp pháp. 
  • Giai đoạn 2: Che giấu nguồn gốc tiền bằng một loạt các giao dịch giả mạo và sử dụng thủ thuật số sách nhằm hợp pháp hóa chúng.
  • Giai đoạn 3: Sau khi đã gửi tiền thành công vào ngân hàng, những tên tội phạm rút tiền một cách hợp pháp để phục vụ mục đích riêng. 
thu-thuat-money-laundering-la-gi
Tìm hiểu các thủ thuật Money Laundering là gì

Anti Money Laundering trong lĩnh vực crypto là gì?

Lĩnh vực crypto ngày càng phát triển, đi kèm với đó là sự gia tăng của các loại tội phạm, trong đó tội phạm rửa tiền chiếm số lượng không nhỏ. Thậm chí, các đồng tiền mã hóa còn được coi là lý tưởng cho hoạt động rửa tiền, bởi tính phi tập trung, không lộ thông tin cá nhân. 

Ba quốc gia được đánh giá là đi đầu trong các chế định chống Laundering Money lĩnh vực crypto là Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Anh. Ngoài ra, nhiều quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu cũng đã sử dụng các phương pháp thích hợp cho hệ thống tiền mã hóa của mình, như tích hợp quy trình KYC, AML. 

Vậy cách hoạt động trong crypto của Anti Money Laundering là gì? Về cơ bản, AML trên các sàn giao dịch tiền mã hóa có thể chia làm ba bước như sau: 

  • Hành vi đáng ngờ: Một số hành động đáng ngờ, có thể liên quan đến rửa tiền là rút số tiền quá lớn, hoặc tăng tần suất rút của một tài khoản ít hoạt động. Những dòng tiền như trên sẽ tự động bị gắn cờ, hoặc báo cáo để ngăn chặn tội phạm xảy ra. 
  • Cắt đứt hoạt động rửa tiền: Trong và sau quá trình điều tra, khả năng gửi tiền và rút tiền của kẻ bị tình nghi sẽ bị dừng hoàn toàn. Sau đó, điều tra viên sẽ lập báo cáo Hoạt động Đáng ngờ (SAR), nhằm cắt đứt hoàn toàn khả năng tiếp tục phạm tội.
  • Thông báo cho cơ quan hữu quan: Nếu có bằng chứng về hoạt động bất chính, thông tin sẽ được cung cấp nhanh chóng cho các cơ quan hữu quan. Số tiền bị đánh cắp nếu có thể thu lại sẽ được thu xếp để trả lại cho chủ sở hữu ban đầu.  
tien-ma-hoa-ap-dung-chinh-sach-chong-tien-ban
Tiền mã hóa áp dụng xác thực danh tính để chống tiền bẩn

Có thể nói, các sàn giao dịch tiền mã hóa có cách tiếp cận chủ động với AML, đặt mục tiêu mọi giao dịch trên sàn đều phải là hợp pháp. Đặc biệt, các sàn DEX lớn, có khối lượng giao dịch “khủng” phải thể hiện sự thận trọng và cảnh giác. Ví dụ, sàn phải giám sát giao dịch chặt chẽ hơn, đồng thời nâng cao trách nhiệm giải trình để chống các âm mưu rửa tiền. 

Vai trò của Anti Money Laundering đối với thị trường crypto là gì?

Như đã nói, vai trò của Anti Money Laundering trong crypto là đảm bảo nguồn tin mã hóa lưu thông phải hợp pháp. Ví dụ, một dự án ICO muốn phát hành token cho những đối tượng nhất định, thì họ có thể lựa chọn KYC (Know Your Customers) để đảm bảo mục đích này, đồng thời tránh token rơi vào tay kẻ xấu.

Để hiểu rõ hơn vai trò của Anti Money Laundering là gì, bePAY sẽ lấy thêm một ví dụ khác. Tưởng tượng, một tên khủng bố kiếm được 1 triệu USD sau vụ đánh bom và muốn chuyển 200 nghìn USD sang thành phố nơi người tình của hắn sinh sống. Những thành phần cực đoan như vậy chắc chắn sẽ bị chính quyền phong tỏa tài sản, không thể giao dịch bình thường. 

bitcoin-duoc-chon-lam-cong-cu-rua-tien
Bitcoin được nhiều tên tội phạm chọn làm công cụ rửa tiền

Ngay lập tức, tên tội phạm chuyển 1 triệu USD này thành Bitcoin, bởi giao dịch tiền mã hóa là ấn danh và khá an toàn. Tuy nhiên, nếu có AML, mọi chuyện sẽ không đơn giản như vậy. Các sàn DEX khi tuân thủ AML đều yêu cầu xác thực danh tính của tài khoản, nên tên tội phạm sẽ nằm ngay trong Blacklist. 

>> Xem thêm: Keylogger là gì và cách phòng ngừa bị hack tiền mã hóa 

Sự khác biệt giữa KYC và Anti Money Laundering là gì?

Trong quá trình nghiên cứu Anti Money Laundering là gì, chắc chắn bạn không khỏi thắc mắc AML và KYC khác nhau như thế nào. KYC, hay Know Your Customers, hiểu đơn giản là xác thực danh tính khách hàng. Mục đích của KYC là để hiểu rõ hơn về người dùng và các giao dịch mà họ thực hiện, từ đó quản lý rủi ro hiệu quả hơn. 

Thực chất, KYC chỉ là một phần nhỏ hơn của chương trình AML. AML bao gồm quy trình KYC, thông qua Sự siêng năng của khách hàng (CCD) và Sự siêng năng đến hạn nâng cao. Ngoài ra, các sàn giao dịch còn thực hiện thêm các chính sách AML dựa trên rủi ro, đánh giá rủi ro và giám sát liên tục, đào tạo AML cho nhân viên, kiểm toán nội bộ liên tục. 

diem-khac-kyc-va-anti-money-laundering-la-gi
Nhiều người chưa biết điểm khác giữa KYC và Anti Money Laundering là gì

>> Xem thêm: Hiểu rõ hơn về KYC qua cách xác minh KYC Pi Network

Trên đây, bePAY đã giúp bạn tìm hiểu Anti Money Laundering là gì, có ý nghĩa thế nào trong lĩnh vực crypto, KYC và AML khác nhau ra sao,… Để cập nhật những kiến thức hữu ích liên quan đến thị trường crypto, bạn hãy tiếp tục theo dõi các trang thông tin của bePAY nhé!

FAQ

Chuẩn bị gì để xác minh KYC thành công? 

Khi đăng ký tài khoản trên các sàn giao dịch, bạn cần chuẩn bị một số giấy tờ như CMND/CCCD hoặc hộ chiếu/giấy phép lái xe, giấy tờ chứng thực nơi cư trú còn giá trị, khai báo thu nhập để đảm bảo không dùng tiền bẩn. Ngoài ra, một số dự án có thể yêu cầu người dùng chụp ảnh cầm CMND hoặc hộ chiếu. 

Tại sao nhiều tội phạm chọn rửa tiền bằng tiền mã hóa?  

Lý do giải thích cho hiện tượng này là bởi tiền mã hóa có tính ẩn danh cao, không có sự can thiệp của ngân hàng hay cơ quan chức năng. Ví dụ, để rửa tiền bằng Bitcoin, tên tội phạm sẽ chuyển tiền bẩn thành Bitcoin, dùng Bitcoin để mua tài sản, sau đó bán lại và thu về tiền hợp pháp.

Xem thêm các kênh thông tin của bePAY:

Facebook Twitter Youtube