Airdrop coin là gì? Lưu ý về Airdrop để tránh “tiền mất tật mang”
25 Tháng Ba 2022
Airdrop coin hay token là một hoạt động được các dự án Blockchain vô cùng chú trọng, thậm chí là đầu tư quy mô lớn. Tuy nhiên, không phải bất cứ ai tham gia cũng đạt được kết quả như mong muốn. Trong bài viết dưới đây, bePAY sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về hoạt động Airdrop của các dự án Blockchain và những kinh nghiệm để thực hiện hoạt động này hiệu quả nhất.
Airdrop coin là gì?
Airdrop coin hay Airdrop token là khái niệm khá mới trong thị trường điện tử, nói về giai đoạn phát hành miễn phí một đồng tiền điện tử nào đó trong mỗi dự án Crypto. Theo đó, người dùng có thể sở hữu một lượng coin/token nhất định thông qua vài bước đơn giản mà không cần bỏ ra bất cứ khoản tiền nào.
Airdrop coin/token thường được các sàn giao dịch, dự án ICO triển khai như một cách để quảng cáo về sản phẩm của họ. Điều này có thể tạo nên sức thu hút không nhỏ đối với cộng đồng nói chung. Lý do khá đơn giản, Airdrop hoàn toàn miễn phí. Đồng thời, hoạt động này không đòi hỏi ở người tham gia chuyên môn quá cao. Ngay cả những “newbie” cũng dễ dàng tiếp cận và nhận coin.
Hoạt động Airdrop coin là gì?
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng việc nhận Airdrop coin sẽ chỉ có giới hạn ở mức nào đó. Con số cụ thể tùy thuộc vào từng dự án khác nhau. Một số chương trình sẽ triển khai 1 – 3% tổng lượng coin phát hành, một số khác là 5 – 7%.
Bên cạnh đó, giá các đồng coin/token này thường có giá khởi điểm khá thấp. Và trong tương lai, không thể biết trước xu hướng giá sẽ biến động theo chiều đi lên hay đi xuống. Điều này phụ thuộc vào mức độ thành công của từng dự án Crypto.
Dẫu vậy, có một thực tế rằng, Airdrop là hoạt động vô cùng quan trọng. Minh chứng là hầu hết những dự án Blockchain hay Crypto từng xuất hiện trên thị trường đều triển khai với các hình thức đa dạng.
Có những hình thức Airdrop coin nào?
Dưới đây là ba hình thức Airdrop token/coin cơ bản hiện nay:
Airdrop coin qua Retroactive
Retroactive được hiểu là việc “tặng” coin cho những người dùng đã ủng hộ, sử dụng hoặc đóng góp ý kiến cho dự án trong quá khứ. Về cơ bản, hoạt động này giống như việc tri ân những khách hàng đã có cống hiến trong sự phát triển chung, hoặc là phản hồi về sản phẩm mẫu, đề xuất hướng đi mới,… Theo đó, phần thưởng chính là token/coin của dự án tương ứng.
Vậy mục đích của Retroactive Airdrop coin là gì? Đó là phân phối coin/token đến đúng người dùng tiềm năng. Thứ nhất, do đa phần các token này đều có mục đích quản trị nên sẽ chỉ phát huy giá trị với người dùng thực thụ. Thứ hai, những đóng góp của người nhận chứng tỏ họ thực sự quan tâm đến dự án.
Airdrop coin qua Retroactive
Hình thức này thực sự “viral” khi Unis Wap cho phép người dùng nhận Airdrop coin của mình – đồng UNI. Đối tượng tham gia là những khách hàng đã từng tương tác với dự án. Họ sẽ nhận được UNI qua ví lưu trữ các nhân. Vì ở thời điểm đó, UNI được lên sàn Binance với giá khoảng $3-4 nên mỗi người có khoảng ~$1,600.
Tiếp nối Unis Wap, 1Inch cũng triển khai chương trình Airdrop tặng 600 1INCH với hai đợt khác nhau. Qua đó, mỗi khách hàng được nhận khoảng ~$1,700 cho lần 1 và ~$2,400 cho lần 2.
Airdrop coin qua Hold & Stake
Hold & Stake coin hướng tới việc giảm lượng lưu thông bên ngoài để cải thiện giá của token chủ hoặc tăng cường bảo mật đối với Native token của Blockchain. Do đó, hình thức này chỉ triển khai đối với những Native token của các Blockchain, các token ở lớp nền của Blockchain mà dự án đang xây dựng.
Thực tế, nhiều loại tiền mã hóa thế hệ đầu như BTC, TRX,… đã áp dụng cách Airdrop, nhưng chỉ giới hạn ở việc Hold. Đến nay, các dự án đã có yêu cầu cao hơn, gồm cả Hold & Stake coin. Đối tượng áp dụng là những khách hàng đang sở hữu các token hợp lệ. Và họ không cần phải thực hiện bất cứ yêu cầu, hoạt động nào khác cũng nhận được coin thưởng.
Airdrop coin qua Hold & Stake
Một vài dự án cho phép nhận Airdrop coin qua Hold & Stake là:
- LUNA: Với việc Hold & Stake đồng LUNA, bạn có thể được nhận Airdrop token từ những dự án mới xây dựng trên hệ sinh thái Terra. Tới nay, đã có 14 chương trình như vậy được thực hiện.
- veCRV: Người dùng nắm trong tay đồng veCRV sẽ nhận được EPS. Đây là token của Ellipsi – bản fork của Curve.
- SNX: Trong thời gian tới, Lyra, Thales và Aelin – những dự án xây dựng trên nền tảng Synthetix sẽ cho phép Airdrop đối với người dùng đang Stake đồng SNX.
>> Xem thêm: Staking là gì? Hướng dẫn cách Staking thành công 100% cho người mới
Airdrop coin qua làm các nhiệm vụ của dự án
Một hình thức Airdrop khác cũng phổ biến trong Crypto là tham gia thực hiện nhiệm vụ được dự án yêu cầu. Ví dụ như trả lời câu hỏi, chia sẻ/kêu gọi bạn bè,… Tiêu biểu là BNPL Pay Price (BNPL) vừa thực hiện một đợt tặng 50 đồng BNPL miễn phí cho những ai kêu gọi bạn bè. Với giới hạn 1000 lượt chia sẻ, trên lý thuyết mỗi khách hàng có thể nhận tới 50000 BNPL.
Đánh giá về hoạt động Airdrop coin
Bạn có từng thắc mắc ưu và nhược điểm của Airdrop coin là gì? Đó là:
Ưu điểm của Airdrop coin
- Gây dựng, củng cố cộng đồng vững chắc
Đây là ưu điểm dễ thấy nhất mà Airdrop đem đến. Ngược lại, các dự án đều muốn hướng tới mục tiêu này – gây dựng một cộng đồng người dùng, ủng hộ vững chắc.
Khai thác tâm lý chung của khách hàng – luôn yêu thích sản phẩm miễn phí, Airdrop vốn có sức hút đặc biệt với bất kỳ ai. Đồng thời, những chương trình này thường không đòi hỏi cao về trình độ, vốn đầu tư nên có thể tiếp cận đông đảo người dùng hơn.
Đặc biệt, khi token thực sự có tiềm năng, từ việc tiếp cận, sở hữu, cộng đồng sẵn sàng tin tưởng để sử dụng, đầu tư… Tất cả giúp củng cố khả năng phát triển của chính dự án.
Đánh giá về airdrop coin
- Xúc tác quá trình hoàn thiện Blockchain
Trong quá trình nâng cấp để hoàn thiện, cải tiến một dự án Blockchain, Airdrop như một cách giữ chân người dùng cũ. Đặc biệt, nếu bản fork là những thay đổi lớn, như tạo ra đồng coin mới, việc thiếu đi hoạt động này có thể khiến lượng khách hàng giảm sút nghiêm trọng.
Vì vậy, Airdrop giống như chất xúc tác, vừa giúp quá trình hoàn thiện nền tảng Blockchain diễn ra nhanh hơn, vừa đảm bảo tính ổn định và duy trì được sức hút đầu tư.
- Mang đến nhiều cơ hội tiếp cận
Một mặt, Airdrop giúp cải thiện khả năng bảo mật, phân quyền cho toàn mạng lưới của dự án. Mặt khác, hoạt động này cho phép ngày càng nhiều người dùng có cơ hội tiếp cận với Crypto, xa hơn là những nền tảng Blockchain. Đây là điều đạt được đối với những dự án triển khai ngay mainnet.
Cùng với việc sở hữu miễn phí những đồng tiền mã hóa, biết đến các mạng lưới tích hợp Blockchain, không ít người dùng đã “đổi đời’ khi dự án ngày càng phát triển. Tóm lại, Airdrop đem lại cho cả đội ngũ phát triển và khách hàng những cơ hội rất lớn.
Nhược điểm của Airdrop
Cùng với những ưu điểm hiện hữu, hoạt động Airdrop trong Crypto cũng có một số hạn chế như:
- Tiêu tốn một lượng thời gian nhất định của người dùng. Đặc biệt nếu dự án yêu cầu trải nghiệm hết tính năng của nền tảng mới nhận được thưởng.
- Do chưa được triển khai trên mainnet hoặc đang trong giai đoạn thử nghiệm nên các loại tiền mã hóa cùng dự án thiếu thông tin tham khảo, thậm chí chưa xác định được Whitepaper. Đây là rủi ro tiềm ẩn trong trường hợp dự án ma.
- Như đã chia sẻ, mức giá khởi điểm của các loại Crypto nhận qua Airdrop khá thấp. Và quan trọng hơn, khó có thể chắc chắn trong tương lai chúng sẽ được thị trường tin tưởng và tạo ra giá trị lợi nhuận cao. Thực tế, tỷ lệ dự án thành công khá nhỏ.
Nhược điểm của Airdrop
Nhìn chung, đối với người dùng và nhà đầu tư, Airdrop nên được xem là kênh trải nghiệm hoặc đầu tư với mức vốn thấp. Điều cần lưu ý nhất chính là tìm hiểu thông tin dự án và chờ thời gian theo dõi đánh giá từ cộng đồng.
>> Xem thêm: Tất tần tật thông tin về TVL dành cho nhà đầu tư Crypto
Một số hướng dẫn thực hiện Airdrop coin
Trong hướng dẫn Airdrop coin sau đây, chúng ta sẽ tập trung chia sẻ kinh nghiệm dành cho người dùng.
Quy trình “kiếm tiền” từ Airdrop
- Tìm kiếm thông tin Airdrop hiệu quả
Mặc dù thông tin về dự án Blockchain nói chung và hoạt động Airdrop nói riêng có thể được “công khai” ở nhiều kênh khác nhau. Nhưng vấn đề ở chỗ, đâu mới là nguồn đáng tin cậy. Hiện nay, bên cạnh các forum lớn về Crypto, bạn cũng nên tham khảo một số website chuyên cung cấp thông tin Airdrop, ví dụ: Index Airdrop, Airdrop Alert, Airdrop Addict, ICOdrops, Airdrop Addict, Coin Airdrops,…
- Nhận và rút coin/token qua Airdrop
Việc đầu tiên của bạn là tham gia vào chương trình nhận Airdrop coin của dự án. Tiếp theo là làm “nhiệm vụ” và chờ khoảng 1 – 2 tháng để dự án tổng hợp kết quả cũng như chia thưởng. Với những khách hàng đủ điều kiện, coin sẽ được nhận vào cuối đợt main sale trước khi bán; sau khi token lên sàn…
Một số hướng dẫn làm Airdrop coin
Lưu ý, hãy kiểm tra Email mỗi ngày để biết bạn đã được nhận hay chưa. Tùy vào dự án mà họ đưa ra những hướng dẫn rút coin/ token khác nhau. Ví dụ như dự án BNPL Pay Price, chương trình Airdrop yêu cầu khách hàng cần có tài khoản ví Metamask. Số tiền mã hóa cuối chương trình sẽ chuyển trực tiếp vào ví đó.
Lựa chọn Airdrop nào phù hợp?
Mỗi người dùng có những tiêu chí lựa chọn chương trình Airdrop khác nhau: tiềm năng dự án gốc, mục tiêu trải nghiệm hay kiếm tiền,… Ví dụ, nếu không có hoặc sở hữu ít vốn, bạn cần “cày” coin, chính xác hơn là trải nghiệm sản phẩm trong các Airdrop Retroactive hay làm nhiệm vụ.
Một số dự án có những yêu cầu tương tác đơn giản, như AMM chỉ cần swap, hoặc cung cấp thanh khoản. Một số khác khó hơn, như Lending protocol… Nhưng nhìn chung, bạn buộc phải tốn thời gian và công sức của mình. Ngược lại, hãy tham khảo các chương trình Airdrop qua Hold & Stake.
Sai lầm cần tránh khi làm Airdrop
Một trong những nội dung không thể thiếu trong hướng dẫn Airdrop coin chính là sai lầm cần tránh, bao gồm:
- Quá đặt nặng tâm lý kiếm lợi nhuận.
- Trải nghiệm tính năng không triệt để.
- Bán tháo ngay sau khi làm Airdrop.
Airdrop coin là một hoạt động quan trọng với các dự án Blockchain cũng như mang đến nhiều lợi ích cho người dùng. Qua bài viết trên đây, mong rằng bạn đã có thể làm Airdrop hiệu quả hơn. Đừng quên tham khảo nhiều bài viết mới được chia sẻ trên blog của bePAY.
FAQ
Các đồng coin/token nhận từ Airdrop có giá trị không?
Về cơ bản, các đồng coin/token nhận từ Airdrop đều có giá trị. Chúng tương đương với giá thực tế khi được lên mainet và lên sàn. Tuy nhiên, một số dự án ma nhằm lừa đảo, chuộc lợi người dùng thì mới không có giá.
Có nên tham gia vào các chương trình Airdrop không?
Nhìn chung, câu trả lời phụ thuộc vào điều kiện và mong muốn của từng người dùng. Dưới đây là một số lưu ý để bạn có thể đưa ra quyết định phù hợp nhất:
- Tham gia Airdrop sẽ tiêu tốn một lượng thời gian nhất định.
- Giá của các đồng coin thường ít có lợi nhuận, cần thời gian chờ đợi sự phát triển của dự án.
- Một số chương trình thuộc dự án ma.
Do đó, về cơ bản thì nên tham gia Airdrop nhưng với mục tiêu trải nghiệm, đầu tư nhỏ. Đặc biệt, cần tìm hiểu kỹ các thông tin về dự án trước khi quyết định thực hiện.
Arbitrum là gì? Cách thêm mạng Arbitrum vào ví MetaMask từ A-Z (2022)
22 Tháng Bảy 2022BTCST coin là gì? Thông tin quan trọng dành cho nhà đầu tư (2022)
16 Tháng Ba 2022DeFi 2.0 – Tiềm năng với nhà đầu tư nhạy bén
21 Tháng Tư 2022Mantra DAO là gì? Tiền điện tử OM coin là gì?
19 Tháng Năm 2022GameFi là gì? Những dự án GameFi nổi bật nhất 2022
27 Tháng Mười Hai 2021Wrapped token – Công cụ đắc lực cho nhà đầu tư Crypto
06 Tháng Năm 2022CryptoPunks là gì? 3 điều cần biết về CryptoPunks NFT
14 Tháng Một 2022Thông tin cơ bản và nhận định tiềm năng về TWT coin
25 Tháng Năm 20225 điều phải biết về ví tiền điện tử dành cho người mới
21 Tháng Tư 2022Crypto Art – Mảnh đất hứa hay bong bóng đầu tư 2022?
19 Tháng Hai 2022